Bí mật đằng sau sự “chơi trội” của nhóm Yakuza mới ở Nhật Bản
Ngày 12-9, ông Yoshinori Oda “hụt chết” khi chiếc xe của nhóm đối thủ lao vào đoàn xe của ông này khiến một bảo vệ thân cận của ông Oda thiệt mạng
Điều này cho thấy, yakuza – tên gọi chung của tội phạm có tổ chức ở Nhật Bản sau nhiều năm hoạt động trong bóng tối bỗng muốn đi theo con đường hợp pháp hóa. Nhưng cảnh sát nước này nghi ngờ một thủ thuật ngầm đang diễn ra.
Làn sóng phân rã
Mafia Nhật Bản hay yakuza không phải là các hiệp hội bí mật. Nhóm yakuza lâu đời nhất của Nhật Bản đã tồn tại hơn 147 năm. Hiện có 22 tổ chức hoạt động dưới sự giám sát của chính quyền. Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản còn liệt kê các địa chỉ và tên thủ lĩnh hàng đầu của mỗi tổ chức trên trang web của họ (PDF).
Các băng nhóm có tòa nhà văn phòng riêng, mỗi nhóm có một biểu tượng được gọi là Daimon mà một số thành viên xăm luôn lên cơ thể của mình. Đáng chú ý, những nhóm yakuza lớn hầu như không có thành viên nữ.
Yakuza trước đây kiếm được rất nhiều tiền từ việc bắt cóc tống tiền, gian lận bất động sản, buôn bán tay trong, cho vay nợ lãi, quản lý kinh doanh giải trí, ma túy và cờ bạc bất hợp pháp. Tất nhiên, họ có mối quan hệ mạnh với giới chính trị gia. Mỗi nhóm hoạt động theo mô hình kim tự tháp, có mức khoán nộp rõ ràng với từng cấp và theo kiểu liên minh.
Đơn cử, tập đoàn Yamaguchi-gumi liên minh với 18 nhóm khác và tổ chức sự kiện “đoàn kết” 6 tháng một lần. Theo các nguồn tin của cảnh sát, tại các bữa tiệc nhỏ này, “ông trùm” của các băng nhóm nhỏ hơn thường nộp ít nhất 100.000 USD tiền mặt để tỏ sự tôn trọng.
Từ tháng 10-2011, Nhật Bản quy định làm ăn với yakuza là phạm tội, nếu không sẽ bị phạt bằng cách chặn sử dụng dịch vụ điện thoại, làm thẻ ngân hàng hay thuê nhà. Bởi vậy, những năm gần đây, một số lượng lớn thành viên yakuza rời hàng ngũ băng đảng.
Trong làn sóng phân rã này, vào ngày 30-4, Yoshinori Oda, trước đây là một “ông trùm” trong băng đảng Kobe Yamaguchi-gumi bất ngờ tổ chức họp báo để thông báo rằng, ông ta và một nhóm yakuza có cùng quan điểm khác lập ra nhóm yakuza mới, sống theo nguyên tắc truyền thống của “Bố già” Kazuo Taoka (1913-1981). Taoka là thủ lĩnh thế hệ thứ ba huyền thoại của nhóm với câu nói nổi tiếng: “Mỗi yakuza cũng cần có một công việc hợp pháp nữa”.
Chuyển hướng bất ngờ
Yoshinori Oda cho biết, ông muốn xóa bỏ những băng đảng bất hợp pháp kiểu “nửa vời” cũng như nhóm tội phạm “người nước ngoài không luật lệ” đang ngày càng gia tăng trong thời kỳ yakuza suy yếu. Nhân vật này cũng nhấn mạnh, tổ chức của ông muốn đóng góp cho xã hội.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 7 với Tạp chí Flash, ông Oda cho biết: “Chúng tôi muốn tách ra khỏi các hoạt động chống lại xã hội và đem tài năng của mình vào những việc tốt đẹp, có thể trong lĩnh vực an ninh tư nhân”.
Nếu biết hồ sơ tội phạm của Oda, bạn sẽ không nghĩ ông ta là một vị thánh. Tất cả điều này có thể chỉ là ngụy trang để phối hợp với nhóm Kobe Yamaguchi-gumi tấn công vào tập đoàn Yamaguchi-gumi. Hoặc vì chúng ta chỉ có thể trừng trị nghiêm các nhóm yakuza đã chính thức được công nhận nên trong vài tháng này, Ninkyo Yamaguchi-gumi đang tranh thủ kiếm tiền trong khoảng thời gian đang không bị hạn chế.
Tổ chức này thậm chí còn thực hiện việc “tuần tra yên bình” để ngăn chặn các tội phạm đường phố trên phạm vi hoạt động của họ. Thực tế, Yakuza có khả năng thực hiện các dịch vụ công cộng, thậm chí tham gia cứu hộ trong các thảm họa thiên nhiên, như họ đã chứng minh sau thảm họa sóng thần và hạt nhân hồi tháng 3-2011.
Có thể nói, nhóm Ninkyo Yamaguchi-gum đã phá vỡ một số điều cấm kỵ trong thế giới yakuza với những gì mà họ công bố. Theo nguyên tắc hoạt động của nhóm, ngoài việc cấm trộm, cướp, buôn bán ma túy, họ cũng sẽ cấm lừa đảo, vốn là nguồn thu nhập chính cho hầu hết các nhóm.
Cấu trúc của nhóm không phải là một kim tự tháp mà tất cả đều ngang nhau, không có Oyabun – lãnh tụ tối cao mà chỉ có người đại diện là ông Yoshinori Oda. Các khoản phí của hiệp hội được quy định rõ ràng là 1.000 USD/ tháng cho các cơ sở thấp nhất và không cần tiền để “ngoại giao liên nhóm”. Cùng với đó, các thành viên có thể có việc làm hợp pháp và còn được khuyến khích đóng góp xã hội trong khu vực họ sinh sống.
Hơn thế, Yoshinori Oda ở một khía cạnh nào đó đã gây sốc cho các nhóm yakuza khi công khai về một thỏa thuận ngầm giữa lực lượng cảnh sát và thành viên thế giới ngầm, đồng thời phá nguyên tắc truyền thống của yakuza là không cho phép các cuộc phỏng vấn với báo chí chính thống.
Sách báo, tự truyện về cuộc đời các “ông trùm” yakuza rất phổ biến ở Nhật Bản
Tiết lộ gây sốc
Điều đặc biệt, ông Oda tiết lộ rằng, 20% số thành viên yakuza là người Nhật gốc Hàn Quốc. Đây là hệ quả từ thời chiến tranh nhưng nó cũng là điều mà rất ít “ông trùm” cũng như thành viên yakuza công khai thừa nhận. Vậy mà ông Oda thừa nhận nguồn gốc Hàn Quốc của mình trong một cuộc phỏng vấn dài với chuyên gia yakuza và nhà báo Atsushi Mizoguchi.
Theo lời kể của nhân vật này, ông là người Hàn thế hệ thứ ba và khi được hỏi về lý do tại sao lại quan tâm đến trật tự công cộng và hòa bình của Nhật Bản, Oda trả lời: “Hàn Quốc giống như người đã sinh ra tôi còn Nhật Bản là người nuôi nấng tôi. Người nuôi nấng bạn là người quan trọng”. Việc thừa nhận nguồn gốc của mình được đánh giá là một nước cờ mạo hiểm với ông Oda bởi gần đây người Nhật gốc Hàn Quốc bị tẩy chay mạnh do tính dân tộc chủ nghĩa gia tăng.
Cuối cùng, lại phải nói đến cuộc “cách mạng” mà Oda và tay chân của mình đã tạo ra trong lĩnh vực thời trang, đó là nói tạm biệt với những bộ đồ đen bắt buộc dành cho các cuộc họp. Từ những năm 1990, các cuộc họp hàng tháng tại trụ sở chính của yakuza bao giờ cũng xuất hiện những chiếc xe Mercedes Benz hoặc Lexus đen ngòm. Người đến dự họp đều mặc trang phục được đặt may đắt tiền với vest đen, áo sơ mi trắng và thắt nơ trang nhã.
Đối với đám tang hay sự kiện quan trọng khác, đôi khi giới mafia này mặc trang phục truyền thống của Nhật nhưng màu đen vẫn là tiêu chuẩn. Thế nhưng, Oda đã phát động ý tưởng “ngày thứ sáu thường phục”, tức là đến ngày này, các “ông trùm” vẫn có thể dự họp với quần jean, áo phông, đeo kính đen – chuyện chưa từng có trong thế giới ngầm.
Cảnh sát còn hoài nghi Cảnh sát Nhật Bản vẫn đang hoài nghi về nhóm Ninkyo Yamaguchi-gum. Thậm chí, họ từ chối công nhận nó như là một tổ chức mới và cân nhắc phân loại là một chi nhánh của nhóm Kobe Yamaguchi-gumi. Nếu công nhận đây là một nhóm mới, nhà chức trách có thể mất vài tháng để có thể giám sát hoạt động của nhóm một cách hợp pháp cũng như áp dụng tất cả các luật có liên quan.
Nhận xét về hiện tượng này, một cựu thanh tra cảnh sát Osaka nói: “Nếu biết hồ sơ tội phạm của Oda, bạn sẽ không nghĩ ông ta là một vị thánh. Tất cả điều này có thể chỉ là ngụy trang để phối hợp với nhóm Kobe Yamaguchi-gumi tấn công vào tập đoàn Yamaguchi-gumi. Hoặc vì chúng ta chỉ có thể trừng trị nghiêm các nhóm yakuza đã chính thức được công nhận nên trong vài tháng này, Ninkyo Yamaguchi-gumi đang tranh thủ kiếm tiền trong khoảng thời gian đang không bị hạn chế”.
Rõ ràng cảnh sát Nhật Bản đang đối phó với một nhóm yakuza mà không giống với bất cứ điều gì họ đã từng thấy trong thời gian qua. Và suy cho cùng, nếu nhìn một cách toàn diện về cuộc chiến tranh giành quyền lực và chia rẽ đầy bạo lực của giới yakuza Nhật Bản gần đây, cuộc “cách mạng” của Yoshinori Oda để hướng tới hợp pháp hóa mà không có đổ máu xem ra không hề dễ dàng.
Nguồn Thedailybeast.com
Theo Anninhthudo
Chuyện lạ: Yakuza góp phần giữ gìn trật tự khu phố