Đến cả Mitsubishi cũng làm giả dữ liệu: Niềm tin thương hiệu Nhật sẽ đi về đâu?

Mitsubishi, lá cờ đầu của ngành công nghiệp Nhật Bản, là công ty tiếp theo thừa nhận làm giả dữ liệu. Vụ việc khiến niềm tin vào thương hiệu Nhật đang trở nên lung lay hơn bao giờ hết.

 

Mitsubishi Material, một công ty thuộc tập đoàn công nghiệp Mitsubishi của Nhật Bản, đã chính thức thừa nhận làm giả số liệu. Điều này khiến giá cổ phiếu của Mitsubishi Material đã giảm 11% vào hôm 24/11 và làm cho bê bối làm giả số liệu của các công ty Nhật Bản ngày càng trầm trọng hơn.

Mitsubishi Material cho biết số liệu giả mạo liên quan đến các bộ phận máy bay, ô tô và máy móc công nghiệp đã được bán cho hơn 200 khách hàng khác nhau. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và thương mại Nhật Bản, Hiroshige Seko đã gọi hành vi gian lận này là “sự phản bội của lòng tin vào ngành sản xuất Nhật Bản“.

Ban lãnh đạo của Mitsubishi Material cúi đầu xin lỗi khách hàng.

 

Theo công bố của Mitsubishi Material, một công ty con của họ là Mitsubishi Cable Industries đã làm giả dữ liệu về các loại keo cao su được sử dụng trong máy bay và ô tô. Hành vi gian lận này kéo dài trong hai năm rưỡi kể từ tháng 4/2015 và bị phát hiện lần đầu tiên vào tháng 2 năm nay.

Ngoài ra, một công ty con khác là Mitsubishi Shindoh cũng đã làm giả dữ liệu về sản phẩm kim loại được sản xuất từ năm 2016. Trong cả hai trường hợp kể trên, Mitsubishi Material đều nói không phát hiện bất kì vấn đề an toàn hoặc pháp lý nào liên quan đến sản phẩm.

Tuy nhiên, báo Nikkei của Nhật Bản còn cho biết một trường hợp thứ 3 là công ty Mitsubishi Aluminium cũng làm giả dữ liệu về thông số kĩ thuật của sản phẩm. Phát ngôn viên của Mitsubishi Material đã từ chối bình luận về cáo buộc này.

Mức độ nghiêm trọng của sự việc ngày càng cao khi các sản phẩm bị làm giả dữ liệu của Mitsubishi có trong cả những trang, thiết bị quốc phòng. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết họ sẽ làm việc với Mitsubishi để làm rõ sự việc.

Mitsubishi Materials có một số mối liên hệ với Kobe Steel, công ty từng dính bê bối làm giả dữ liệu trong tháng 10 vừa qua. Cả hai công ty đều có vốn góp trong nhà máy Hatano, trung tâm của những dữ liệu bị làm giả của Kobe Steel.

Vụ việc này làm trầm trọng thêm bê bối làm giả dữ liệu đã khiến niềm tin vào thương hiệu Nhật sụt giảm. Trước Mitsubishi và Kobe Steel, Toshiba, Nissan và Subaru cũng đã phải thừa nhận và xin lỗi vì từng làm giả dữ liệu gây ảnh hưởng tới khách hàng.

Theo Vnreview

Phát hiện tàu cao tốc Nhật Bản được cấu thành từ kim loại kém chất lượng

Chân dung vị CEO ‘điên’ nhất Nhật Bản: Hoàn thành chương trình cấp 3 trong 2 tuần, lập kế hoạch kinh doanh 300 năm cho công ty

Công ty Nhật Bản sa thải nhân viên, thay thế bằng máy móc

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: