Kỷ nguyên màn hình Smartphone “đập vỡ tự lành” đang đến gần nhờ phát minh của Đại học Tokyo

Hầu như, những vật dụng thủy tinh được sử dụng khắp mọi nơi từ bình hoa, chén đĩa cho đến kính cường lực ô tô, cửa sổ. Và một khi chúng ta lỡ tay làm rơi hoặc bực bội “giận cá chém thớt” khiến chúng tan tành, thì chẳng có gì hàn gắn lại được cả.

Dường như mỗi năm, cả thế giới đều tổn thất hàng tỉ đô do sự lãng phí này. Chắc chắn chẳng ai muốn điều này xảy ra phải không nào!

Nguồn news

Để cải thiện tình trạng này, một chất liệu mới vừa được phát minh.

Đó được gọi là Polyether Thiourea, chất liệu đầu tiên trên thế giới có độ cứng như thủy tinh và có khả năng “lành lặn” sau một thời gian bị vỡ bằng cách đơn giản, dùng lực từ tay của bạn.

Giả sử, nếu như bạn vô tình làm vỡ chiếc bình đắt tiền được trưng ở sảnh một khách sạn. Chắc chắn bạn phải dùng tiền lương của mình để bồi thường cho chiếc bình đó.

Nguồn giadinh

Nhưng với Polyether Thiourea tất cả những gì bạn phải làm là nhặt những miếng vỡ lên, dùng lực vừa phải, áp đúng vị trí cũ rồi để trong vài giây. Các mãnh vỡ sẽ liền lại với nhau, chiếc bình sẽ trở lại hình dáng ban đầu trong vài giờ như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

Chất liệu mới này được phát triển bởi Gs Takuzo Aida và nhóm nghiên cứu sinh của ông tại trường đại học Tokyo. Nhưng kỳ lạ đó là chất liệu này ra đời hoàn toàn do tai nạn khi họ đang cố gắng để phát triển một chất kết dính mới.

Nguồn youtube

Cho đến nay, với những chất liệu dễ vỡ như thuỷ tinh, việc có thể “tự lành” những vết xước còn khó, huống hồ là những tổn hại nặng hơn.

Từ những bất tiện đó, nhóm của Gs Aida đã quyết đinh đi tìm một chất giống thủy tinh, có thể tự phục hồi ở nhiệt độ phòng với áp lực tương đối, ngay cả khi vỡ tan tành.

Sau khi thử nghiệm được lặp đi lặp lại, dường như nhóm nghiên cứu đã lập được kỳ tích. Từ đây, có lẽ con người sẽ bước vào kỷ nguyên  của đồ dùng không bao giờ vỡ.

Ngay khi tin tức được công bố rộng rãi, kết quả của Gs Aida và nhóm của ông đã nhận được nhiều sự quan tâm, ủng hộ và trong đó có cả sự kỳ vọng:

“Có thật không? Thật là ngạc nhiên!.”

“Tôi muốn tất cả các màn hình Smartphone được thay thế bằng chất liệu ấy ngay lập tức.”

“Tôi muốn một cái bình hoa bằng chất liệu này để con trai tôi có thể thoải mái chơi đùa.”

“Hy vọng những đường nứt sẽ trở nên vô hình, như vậy sẽ thật hoàn hảo!”

Nguồn nuathegioi

Hiện tại công trình nghiên cứu của Gs Aida vẫn chưa hoàn thành và ông muốn có câu trả lời chính xác. Mặc dù đây là giải pháp cho sự lãng phí của thế giới nhưng thí nghiệm vẫn còn ở rất xa, ngày mà chúng ta có thể sản xuất đại trà.

Tuy có nhiều nghi vấn cho sự phục hồi liên tục nhưng chất liệu này chính là một bước đi lớn của các nhà nghiên cứu. Trong tương lai không xa, chúng ta có thể mang nhưng đôi hài pha lê có đập cũng không vỡ như cô bé lọ lem hoặc sử dụng Smartphone mà không lo đến chuyện bị “giận cá chém tan tành”.

Các bạn nghĩ như thế nào về Polyether Thiourea? Đừng quên để lại ý kiến nhé!

Akkun

“Âm thanh công chúa” trong Toilet – Câu chuyện đằng sau phát minh không ai hiểu để làm gì

Nữ sinh 18 tuổi khởi nghiệp từ phát minh “táo bạo” phục vụ người nước ngoài

Phát minh của Nhật có thể làm thay đổi cuộc đời người khiếm thính!

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: