Chương trình hài Nhật bị chỉ trích vì chứa nội dung phân biệt chủng tộc – Suy ngẫm về hài kịch Nhật Bản

Với sự ra mắt của PPAP, Piko-Taro đã tạo nên một hiện tượng toàn cầu trong năm 2017. Dù ngôn ngữ luôn là rào cản ngăn cách đất nước này với phần còn lại của thế giới, đặc biệt đối với thể loại hài kịch, nhưng không thể phủ nhận độ bao phủ và lan truyền như vũ bão của cơn lốc PPAP.

Ảnh Vulcan Post

Thế nhưng hài Nhật khá hạn chế về thể loại và kiểu gây hài, xem hài Nhật một thời gian, bạn có thể nhận ra một số các mô típ cơ bản.

Manzai (漫才)

Kiểu pha hài này cần có sự kết hợp giữa 2 người. Trong 2 người đó 1 người sẽ đóng vai “boke” (ボケ, kẻ chọc cười) và người còn lại là  “tsukkomi” (突っ込み, thanh niên nghiêm túc).

Đa phần các tình huống hài hước xuất phát từ sự ngu ngốc có phần làm quá của Boke, và nhiệm vụ của Tsukkomi sẽ là chỉnh gáy, chửi rủa người kia, thậm chí kèm theo một số hành động “bạo lực” như đập vào đầu,…

Monomane (ものまね)

Đây là hình thức giả thành một người nổi tiếng nào đó, nhưng đã được cường điệu hóa về ngoại hình. Các diễn viên hài cố tình nhắc đi nhắc lại những câu nói gây xôn xao dư luận, phát ngôn gây sốc của người nổi tiếng, nhưng đặt vào tình huống bất ngờ khiến người xem phải bật cười.

Ảnh Tokyo Girls Update

Ví dụ Kintaro đóng giả thành Maeda Atsuko và một số thành viên khác của AKB48 trong khi Naomi Watanabe chọn đóng giả thành ngôi sao toàn cầu Beyonce.

Rakugo (落語)

Rakugo có lẽ là thể loại đơn giản nhất khi chỉ cần ngồi một chỗ, cùng với sự hỗ trợ của các đạo cụ đơn giản như quạt giấy, khăn tay, nghệ sĩ hài đã có thể đem lại những tràng cười sảng khoái cho khán giả.

Ảnh Tokyo Girls Update

Thông thường đó là show diễn của 1 người, vì thế đòi hỏi ở người diễn hài rất nhiều kỹ năng và cái duyên của người nghệ sĩ. Loại hình Rakugo có lịch sử rất lâu đời nhưng chưa từng lỗi thời tại Nhật Bản, đặc biệt loại hình này một lần nữa được hồi sinh và phổ biến trở lại sau thành công của Anime“Shouwa Genroku Rakugo Shinjuu” vào năm 2016.

Catchphrase

Catchphrase được hiểu như một câu Slogan làm nên thương hiệu của nghệ sĩ hài. Chỉ cần tạo ra được một câu nói “có vẻ” thú vị, sau đó lặp lại chúng nhiều lần cho đến khi câu nói ấy trở thành thương hiệu riêng, không đụng hàng.

Một cách gây hài rất thời thượng và mang tính Marketing cao.

Tokinaku Akarui trở thành một hiện tượng vào năm 2015 với Series gây hài rất nổi tiếng, trong đó anh ta luôn xuất hiện với hình ảnh một kẻ trần truồng, chỉ có độc một cái quần sịp, đi đâu cũng phát ngôn “Anshin shite kudasai, haitemasu yo” (đừng lo, tôi có mặc đồ đấy)

Không chỉ thành công ở Nhật Bản, có vẻ anh chàng này còn đam mê xuất ngoại câu nói kỳ quặc của mình khi dịch câu này sang cả tiếng Anh, tiếng Hàn Quốc và tiếng Thái.

キレ役 (Kire Yaku)

Sẽ có một nhân vật gọi là “gyaku-gire” (逆ギレ), kẻ luôn nổi giận, đổ lỗi cho những người khác vì sự nhầm lẫn của chính mình.

Đại diện tiêu biểu nhất cho kiểu gây hài này là Series “Why Japanese people?!?!” của Atsugiri Jason. Anh ta tức giận với người Nhật vì hệ thống Kanji mà anh ta không thể nào hiểu nổi.

Tóm lại, logic gây hài của người Nhật là làm quá, bắt chước và lặp đi lặp lại. Tuy nhiên phong cách này cũng có mặt trái, đó là dễ gây cười nhưng nhanh chóng trở nên nhàm chán.

Thậm chí sự làm lố đôi khi còn gây hiểu lầm

Một chương trình hài Nhật vừa gây ra tranh cãi lùm xùm trên các trang mạng xã hội vào đầu năm nay khi chiếu trích đoạn hài trong đó diễn viên hài người Nhật Masatoshi Hamada đóng giả thành Eddie Murphy – một danh hài người da màu.

Chương trình nhận rất nhiều bình luận tiêu cực, đa số từ người nước ngoài.

Ảnh Buzzfeed

Muốn hài hước ư, tìm một biên kịch giỏi hơn đi ! Muốn nhân vật da màu hả, tìm một người da màu đích thực biết nói tiếng Nhật ấy. Ngoài kia nhiều lắm. Nhưng làm ơn, dừng ngay mấy cái   (hài kịch mà diễn viên hóa trang mặt đen để đóng vai người da màu). Chả hay ho gì đâu.

Một số nhận xét nặng nề hơn như

Ảnh Buzzfeed

Có phải chỉ người Nhật là không biết rằng Black Face là không thể chấp nhận được không, đó là biểu hiện của phân biệt chủng tộc.

Tuy nhiên, đa phần nhận xét tiêu cực đến từ quốc gia phương Tây, nơi nạn phân tộc chủng tộc, chủ yếu giữa người da trắng và người da màu khá nặng nề.

Trong khi đó, người Nhật lại cho rằng đó chẳng phải vấn đề gì quá to tát.

Ảnh Buzzfeed

Tôi nghĩ, nếu các người nói rằng đó là phân biệt chủng tộc, chính các người mới là những kẻ phân biệt chủng tộc. Cái này chỉ là Memomane (đóng giả) thôi mà.

Memomane là Memomane, dù rằng giả làm người da trắng hay người da đen. Họ đâu có làm thế để cười nhạo vào màu da, nếu các người không thay đổi tư duy về chuyện này, các người chẳng thể nào hạnh phúc nổi.

Ảnh Buzzfeed

Hãy học cách tôn trọng văn hóa hài của chúng tôi, các anh sẽ thấy chẳng có liên quan gì đến phân biệt chủng tộc ở đây cả

Thế nhưng cũng có một số ý kiến tỏ vẻ xấu hổ của chính người Nhật.

Ảnh Buzzfeed

Blackface là hành động hóa trang và hành động như người da màu. Chuyện này rõ ràng liên quan sâu sắc đến lịch sử của nạn phân biệt chủng tộc và kỳ thị người da màu. Và đương nhiên đây là thứ bạn chẳng bao giờ nên đem ra để cười cợt xét về phương diện toàn cầu. Vậy mà ở Nhật, đó lại là hài hước giải trí cơ, thật đáng buồn!

Bạn nghĩ sao về vấn đề này?

Không xét đến chứa đựng một số nội dung dễ bị lên án, hài Nhật đã khá cũ kỹ về mặt ý tưởng và nội dung. Liệu đã đến lúc họ nên thay đổi?

Sachiko

Điều gì làm các chương trình truyền hình của Nhật đang dần trở nên nhàm chán?

Thảm họa người nước ngoài bị ép biến chất khi xuất hiện trên truyền hình Nhật

Thảm họa mua hàng Online ư? Yên tâm, Nhật Bản đã tìm ra cách giải quyết vấn đề này

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: