Tin nhanh: Cập nhật không khí lễ Thành Nhân và bất cập xung quanh điều luật giảm độ tuổi trưởng thành
Trong những ngày tháng 1, các nam thanh nữ tú ở độ tuổi 20 đang hân hoan đón ngày Thành Nhân.
Đây cũng là mốc quan trọng bắt đầu cho rất nhiều quyền lợi cũng như nghĩa vụ mà một thanh niên trưởng thành phải đảm đương.
Khác với tuổi vị thành niên, đến 20 tuổi, nam nữ Nhật có quyền lái xe hơi (nếu đã lấy được bằng lái), uống rượu, hút thuốc cũng như quyền bầu cử…
Đứng trước ngưỡng cửa của con người xã hội (Shakaijin), họ phải định hướng đúng đắn con đường tương lai, làm thế nào để đóng góp cho cộng đồng cũng như báo hiếu cho đấng sinh thành.
Dù chông gai nhưng bước sang trang này, hầu như người Nhật nào cũng cảm thấy tự hào và đầy phấn khởi.
Dưới đây là Video ghi lại không khí diễn ra Lễ Seijin Shiki truyền thống trên khắp nước Nhật.
Khi được phỏng vấn rằng bạn muốn làm gì sau khi đã bước qua tuổi 20.
Có một số câu trả lời như sau:
A: Em muốn trở thành người có thể đóng góp cho xã hội.
B: Em sẽ tự giác trong nhận thức và hành động hơn nữa để ra dáng người lớn.
C: Vì để trở thành người lớn nên em muốn tỏ lòng thành kính và cảm ơn đến cha mẹ và mong muốn có thể truyền tải được tình cảm đó nhiều hơn nữa.
Ảnh: googirl.jp
Năm nay số lượng nam thanh nữ tú Nhật ở độ tuổi 20 giảm sút một nửa so với năm 1970 (2,460,000 người), chỉ còn 1,230,000 người. Và khuynh hướng này có nguy cơ tiếp diễn trong vài năm tới.
Ảnh: furisode-online.com
Ảnh: newsch.info
Ảnh: newsch.info
Thật là một tình trạng đáng lo ngại.
Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề già hoá dân số, từ 20/1/2018, chính phủ sẽ bắt đầu xem xét luật giảm độ tuổi thành niên xuống còn 18 tuổi.
Và đây đang trở thành vấn đề được xã hội Nhật quan tâm hàng đầu sau khi không khí nghỉ lễ kết thúc.
Thế nhưng, xoay quanh dự thảo đang sắp được đưa vào xem xét, có một số bất cập phát sinh sau đây:
Thứ nhất, vì lễ Thành Nhân theo lịch Nhật diễn ra vào ngày 8/1, và thời gian này trùng khớp với ngày thi đại học ở Nhật. Vì vậy liệu rằng các sĩ tử có thể tập trung làm tốt bài thi trong tâm trạng náo nức của ngày trọng đại được hay không?
Thứ hai, nếu thay đổi điều luật từ năm 2019 thì những thanh niên 19, 20 tuổi vào năm sau sẽ không có lễ Thành Nhân hay sao? Hoặc buổi lễ dành riêng cho cả 3 độ tuổi 18, 19 và 20 tuổi chăng?
Có quá nhiều vấn đề nảy sinh quanh quyết định mang tính lịch sử này. Vì thế chính phủ phải tính đến tất cả các khả năng và bất lợi có thể xảy ra.
Nguồn Video: YouTube
Chee
Lễ Thành Nhân 1/2 ở Nhật Bản- Tôi của 10 năm sau sẽ thay đổi như thế nào ?
Bùng nổ tranh cãi :”Phải chăng người Nhật đang dần trở nên ngu ngốc?”
Nghi phạm số 1 trong vụ sát nhân bất thành lại là…một chú mèo