Yokohama Mary – người phụ nữ bí ẩn bước ra từ thế chiến thứ hai
“Một người phụ nữ mặc chiếc váy trắng đứng lặng lẽ bên ngoài cửa hàng bách hoá Matsuzakaya ở quận Isezakicho của Yokohama. Khuôn mặt trang điểm trắng toát và đôi mắt màu đen”
“Cũng người phụ nữ đó đứng gần thang máy trong toà nhà của Isezakicho. Tối đến, cô ấy nằm xuống dọc hàng lang và ngủ lại cùng với đồ đạc của mình”
“Có lúc người ta thấy cô ấy ngồi trên một cái ghế khắc dòng chữ của hai thứ tiếng Nhật – Trung: Tôi yêu bạn, Mary”
Những hình ảnh trên được trích trong một bộ phim tài liệu đạt giải cao năm 2006 của Takayuki Nakamura, lấy cảm hứng từ một nhân vật nổi tiếng trong thế chiến thứ hai của thành phố Yokohama – đó là “Yokohama Mary”.
Trong những năm xảy ra cuộc chiến, cô gần như trở thành một huyền thoại đô thị, người ta thấy sự tồn tại của Mary nhưng lại hầu như chẳng có bất kỳ thông tin nào về bà.
Một số người cho rằng, Mary là một “cô gái đường phố” chuyên phục vụ lính Mỹ đương thời.
Nhưng cũng có tin đồn, cô từng xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Life nổi tiếng lúc bấy giờ. Cô không phải là người vô gia cư hay “gái điếm”, thậm chí còn sống trong một căn hộ sang trọng ở Yamate.
Chính vì nhiều luồng dư luận trái chiều đã đưa cái tên Mary vào danh sách những người bí ẩn.
Nakamura là một người đàn ông sống ở Yokohama, lần đầu tiên nhìn thấy Mary khi đang trên đường đi xem phim. Anh nhớ lại “Tôi thực sự bị sốc khi nhìn thấy bà ấy, với khuôn mặt sơn trắng như một bức tượng”.
Vào năm 1995, cô đột ngột biến mất. Nakamura so sánh sự hiện diện của Mary trong thành phố gần như với bức tượng Hachiko gần Trạm Shibuya của Tokyo.
Anh ta không ngạc nhiên vì sự tồn tại của người phụ nữ, nhưng khi cô ta biến mất, anh đã thật sự bị sốc. Anh nói “Sự biến mất của Mary làm tôi bị sốc và bắt đầu tìm tài liệu về cô gái ấy, tôi thực sự muốn biết Mary là ai?”
Năm đó, Nakamura tròn 22 tuổi và bắt đầu làm phim tài liệu. Anh đã dành vài năm nghiên cứu về vùng Yokohama, từ thời kỳ mở cửa phục vụ thương mại hoá quốc tế trong thế kỷ 19 đến hết chiến tranh thế giới thứ hai.
Tác giả Takayuki Nakamura
Trong cuốn sách “Yokohama Mary” được xuất bản bởi Kawade Shobo Shinsha vào tháng Tám, Nakamura tập trung vào lịch sử mại dâm trong khu vực.
Những thông tin cung cấp chi tiết về các cô gái điếm phục vụ cho người nước ngoài trong quán Bar, vũ trường, nhà chứa và những người được gọi là “pan – pan” trong những năm 1945, 1956.
Trong cuốn sách đó, cũng có tin đồn là Mary từng làm trong nhà chứa ở Kobe trước khi chuyển đến Kanagawa.
Nakamura tìm gặp một số nhân vật nổi tiếng, được họ cung cấp thông tin về Mary, hầu hết bọn họ chia sẻ rằng Mary đã có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của họ.
Ca sĩ Ganjiro Nagato là một người trong số đó, gặp Mary lần đầu vào năm 1991 khi bà đứng bên ngoài lối vào nhà hát, nơi Nagato đang có lịch diễn.
Biết về người phụ nữ nổi tiếng này, Nagato tặng cô một vé mời tham dự. Khi kết thúc, Mary lên sân khấu và tặng anh một món quà. Lúc này cả khán trường vỗ tay rất lớn
Trong bộ phim tài liệu cũng có cảnh trên, Nagato nói rằng “rất ít người biết tôi là ai, nhưng mọi người vỗ tay vì Mary quá nổi tiếng, sự xuất hiện của Mary làm khán giả biết thêm về anh nhiều hơn, anh cảm ơn cô vì điều đó”.
Trong phim, Nagato nói rằng anh ấy đã được sinh ra ở Đài Loan trước chiến tranh và luôn mơ ước trở thành ca sĩ.
Anh chuyển tới Tokyo khi anh mới 20 tuổi nhưng cảm thấy khó khăn khi bắt đầu cuộc sống ở đây. Anh đã từng làm nghề mại dâm nam ở Kawasaki trong vài năm trước khi quản lý một quán bar Chat Noir ở Yokohama.
Nagato nói: “tôi không tò mò về Mary nhưng tôi tìm được sự đồng cảm ở cô ấy”.
Một nhân vật nữa cũng chịu ảnh hưởng của Mary là nhiếp ảnh gia Hideo Mori. Ông nhìn thấy Mary cách đây gần 50 năm trước, ” tôi nhìn thoáng qua cô ấy, còn trẻ, ăn mặcthời trang và rất đẹp“. Hồi đó, Hideo Mori mới 20 tuổi.
Mori là con thứ 2 trong một gia đình có 9 anh chị em, cha của ông là chủ một cửa hàng tạp hoá địa phương.
Hideo Mori trong toà nhà GM
Năm 1993, ông tìm thấy Mary trong Toà nhà GM ở Isezakicho, nhờ cô làm mẫu ảnh.
Cô đồng ý và vì thế mà Mori đã ghi lại những thói quen hàng ngày của cô qua những bức ảnh.
Mori vẫn nhớ những nơi ở Yokohama mà Mary thường xuyên ghé thăm.
Trong ký ức của Mori, Mary thường ngồi trên một băng ghế công cộng, đôi khi cô ngủ lại ở đó. Có lúc, anh thấy cô đứng bên ngoài một tiệm trang sức, ngắm thật lâu những món đồ bên trong.
“Tôi không biết về cuộc sống của cô trước khi đến Yokohama, nhưng cô ấy không bao giờ có một ngôi nhà trong thời gian cô ấy ở đây“.
Mori nói rằng ông đã rất ngạc nhiên trước sự hiểu biết của Mary về khu phố.
Đứng bên trong sảnh tòa nhà GM, Mori chỉ vào một góc của cầu thang, nơi đặt chiếc ghế của Mary đã từng ngồi và nói “Đây là nơi cuối cùng Mary ngồi trước khi cô ấy rời đi“.
Hideo Mori chụp ảnh cùng Mary
Mary đã làm mẫu ảnh cho Mori đến năm 1995, bộ ảnh được xuất bản với tiêu đề “Yokohama Pass: Hama no Meri-san”. Sau đó, cô biến mất khỏi thành phố và người ta không bao giờ nhìn thấy nữa.
Mori nói: “Một thành phố được kiến tạo từ nhiều thành phần, nhà cửa và con người. “Mary là một phần của Yokohama. Khi cô biến mất, cảnh quan thành phố đã thay đổi hoàn toàn. “
Trong nhiều năm qua, Yokohama đã chấp nhận để Mary sống cùng, nhưng rõ ràng trong bộ phim tài liệu của mình, Nakamura nhận thấy thành phố đã quay lưng lại với Mary và đuổi cô ta đi.
Nhiều người địa phương cảm thấy phiền hà vì sự xuất hiện của Mary, thậm chí, trong quán ăn, cô phải dùng riêng một bộ tách trà. Những tiệm tóc, khi có cô thì sẽ không có mọi người.
Nakamura nói với mọi người rằng, anh cảm thấy thấu cảm với Mary vì anh cũng như cô, là những người sống sót sau thế chiến thứ hai.
Có lẽ từ sau năm 1990, thế hệ sau chiến tranh có cách nhìn khác nên những phụ nữ như Mary không còn chỗ đứng ở Yokohama nữa.
Nakamura cuối cùng đã tìm thấy Mary trong một viện an dưỡng. Cô đã rời Yokohama vào tháng 12 năm 1995 và sống dưới tên thật của mình, nơi mà bộ phim tài liệu này không tiết lộ.
Năm 2003, Nakamura đưa Nagato đến gặp Mary và biểu diễn cho cô nghe một bài hát cuối cùng, ca khúc “My Way” của Frank Sinatra.
Mary qua đời vào tháng Giêng năm 2005 ở tuổi 83.
Quận Isezakicho của Yokohama chắc chắn đã thay đổi đáng kể từ năm 1995, khi Mary rời đi.
Tuy nhiên, cô là một phần không thể tách rời của thành phố, là đại diện cho thế hệ những người phụ nữ vô gia cư và làm những công việc không được xã hội chấp nhận ở Yokohama. Nhưng chính Mary đã truyền cảm hứng cho những người đồng cảnh lúc bấy giờ và cả về sau.
Theo tôi, “Mary là Yokohama“, Nakamura nói. “Cô ấy chính là nền tảng của Yokohama và có ý nghĩa với tôi cũng nhưng một số nghệ sĩ đương thời”.
Nguồn: japantimes
Thanh Tình
Phụ nữ Nhật Bản phân biệt như thế nào giữa một người bạn nam với người yêu?
Gấu quỷ Kesagake và bí ẩn ngôi làng ma còn sót lại ở Hokkaido
Tại sao phụ nữ không thể trở thành Thiên Hoàng?