Nỗi ám ảnh vô hình của phụ nữ vùng đất “người đẹp” – Khi danh vọng biến thành áp lực
Cũng như lịch sử và nền văn hoá huyền bí tồn tại lâu đời, vẻ đẹp người phụ nữ Nhật luôn tạo cho người khác một sự cuốn hút khó diễn đạt.
Nhắc đến vùng đất có nhiều người đẹp ở Nhật, có lẽ Akita là cái tên được xướng lên đầu tiên. Chính bởi một “đại mỹ nhân” đã làm nên tên tuổi cho mảnh đất này.
Tất cả được khởi sinh từ thời Heian (794 – 1185), một người phụ nữ với vẻ đẹp vô song được sinh ra ở đây. Akita nổi tiếng với mùa Đông khắc nghiệt và là xứ sở của gạo ngon.
Người phụ nữ đó tên là Ono no Komachi, một nhà thơ đã được ca ngợi trong lịch sử Nhật. Nhưng có lẽ, vẻ đẹp của bà được nhắc đến nhiều hơn, biến cái tên Komachi thành biểu tượng của cái đẹp.
Ono no Komachi được miêu tả có đôi mắt to, mũi nhỏ và mái tóc đen dài, điển hình cho người phụ nữ Akita.
Hiện tại, người nước ngoài hay dùng khái niệm “”Akita bijin” (vẻ đẹp Akita) để quảng bá về hình ảnh người phụ nữ Nhật.
Tuy nhiên, chính “khuôn mẫu của Komachi” đã trở thành một “gánh nặng” cho những cô gái được sinh ra vở vùng đất này.
Mika Miyazaki, một sinh viên đại học 19 tuổi nói: “Tôi thực sự bị căng thẳng mỗi khi tôi tự giới thiệu mình là một người từ Akita. Tôi biết rằng họ sẽ thốt lên: Ôi, cô gái Akita. Nhưng tôi biết họ đang nói dối vì tôi không xinh đẹp.”
Năm 2017, viện thẩm mỹ Ayabe Fukuoka, một nơi chăm sóc sắc đẹp ở Fukuoka đã tiến hành tìm hiểu về tâm lý phụ nữ.
Họ đã hỏi người tham gia rằng liệu bản thân cảm thấy như thế nào khi nghĩ về những mong đợi của người khác với bề ngoài của mình?
Cuộc khảo sát diễn ra với 300 người ở độ tuổi từ 20 – 40 ở ba quận Fukuoka, Kyoto và Akita, nơi mà khái niệm “bijin” tồn tại.
Kết quả là 37% phụ nữ Akita cả thấy bị áp lực vì phải đáp ứng các tiêu chuẩn về vẻ đẹp mà xã hội mong đợi. Trong lúc đó, tỉ lệ này ở Fukuoka là 18% và 12% ở Kyoto
Áp lực quá cao này dẫn đến những trở ngại của phụ nữ Akita.
Hanako Tanikawa 20 tuổi, là một nhân viên văn phòng, vốn rất thích hoạt động ngoài trời chia sẻ: “Tôi cố tránh xa ánh nắng mặt trời nhiều nhất có thể. Bằng cách đó, tôi mới giữ được màu da sáng của mình “.
Không chỉ những người trẻ mà ngay cả người lớn tuổi cũng chịu ảnh hưởng bởi khuôn mẫu “vẻ đẹp Akita”.
Tanikawa, chủ một trung tâm chăm sóc sắc đẹp nói: “Ngay cả những tiệm bình thường nhất cũng quá tải bởi rất nhiều khách hàng lớn tuổi”.
Theo báo cáo nghiên cứu phân loại của quận Akita, dân số ở đây khoảng 1 triệu người, có 28,6 phòng làm đẹp, cao nhất trong 47 quận ở Nhật. Con số này phản ánh nhu cầu về các liệu pháp chăm sóc sắc đẹp ở đây
Theo cuộc khảo sát của Ayabe Beauty Clinic, phụ nữ ở tỉnh Akita đã chi tiêu trung bình 50.000 Yên mỗi năm cho các liệu pháp làm đẹp và mỹ phẩm.
Mặc dù điều này không đáng kể so với phụ nữ ở Fukuoka là 71,000 Yên nhưng phải nói rằng, mức lương trung bình hàng năm của công nhân Akita chỉ khoảng 3/4 của công nhân Fukuoka.
Mặc dù khái niệm “Akita bijin” gây phiền toái với nhiều phụ nữ, nhưng không thể không kể đến lợi ích mà nó mang lại. Ít ra, phụ nữ sẽ chăm chút bản thân, làm cho mình trẻ thêm so với một đất nước đang chịu cảnh dân số già như ở Nhật.
Giáo viên dạy tiếng Nhật Kaoru Suzuki nói: “Cá nhân tôi cảm thấy hạnh phúc khi được gọi là “Akita Bijin”. Nó khiến tôi cảm thấy tự hào về nguồn gốc của mình. “
Sau chiến tranh thế giới II, một nhà sản xuất lúa gạo bắt đầu xây dựng thương hiệu là Akita Komachi, sử dụng “Akita Bijin Ono no Komachi” như một khẩu hiệu để quảng bá gạo của mình.
Theo nhà nghiên cứu văn hoá Akita là Yo Negishi chia sẻ: “Sau đó, Komachi đã được sử dụng để xây dựng thương hiệu mọi thứ ở Akita, từ tàu chở dầu đến khách sạn.”
Khách sạn Komachi
Có khi nào mì Omachi mà được biết ăn sẽ giữ dáng đẹp da trên quảng cáo cũng có xuất xứ từ đây không nhỉ?
Nguồn: japantimes.co.jp
Nguồn ảnh: tofugu
Thanh Tình
Là phụ nữ ở Nhật, liệu có nên ngốc một tí ?
Mật ngọt chết ruồi, sát thủ đằng sau vẻ đẹp của hòn đảo thiêng đường Okinawa là?
Akita- giống chó “quốc khuyển” Nhật Bản