Tại sao người Nhật lại “chê” công việc với thu nhập “khủng” này?

Như chúng ta vẫn biết, Sò điệp là một loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao.

Trong chúng chứa một lượng Taurine giúp ngăn chặn các bệnh tim mạch và xơ cứng động mạch. Ngoài ra, chúng còn nhiều lợi ích trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp.

Ở Nhật Bản, sò điệp được đánh bắt nhiều phía bắc Tohoku đến biển Okhotsk. Đặc biệt khắp vùng biển Okhotsk, sò điệp nhỏ được thả xuống biển để nuôi lớn dưới đáy biển trong 4 hoặc 5 năm.

Những con sò điệp tự nhiên có kích thước lớn được tạo ra bằng phương pháp này và nhận được sự thu hút trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, việc đánh bắt sò điệp cần lực lượng lao động trẻ, khoẻ và làm việc trong một khoảng thời gian dài.

Nhưng có một thực tế là hiện nay ở nhật, tất cả các ngành công nghiệp đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu lao động do ảnh hưởng của dân số già. Và ngành khai thác sò điệp cũng nằm trong số đó.

Ở vị trí phía bắc Nhật, làng Sarufutsu là nơi có truyền thống khai thác loài hải sản có giá trị này, tính bình quân thì thu nhập của mỗi công nhân ở đây cao hơn gấp nhiều lần so với các làng lân cận.

Sò được đánh bắt, sau đó làm sạch và sấy khô rồi xuất khẩu sang các nước khác. Hàng năm, đem lại một nguồn thu lớn cho Nhật bên lĩnh vực thuỷ sản.

Thế nhưng mặc dù thu nhập cao, nguồn lợi lớn nhưng các nhà máy ở đây chỉ hoạt động 7 tháng trên một năm, suốt những ngày lạnh giá thì phải đóng cửa, thành ra công nhân không có lương trong những tháng này.

Từ tất cả những lý do đó dẫn đến một hiện trạng rất nghịch lý đó là dù tiền lương cao, công việc thừa thãi nhưng những nhà máy khai thác và chế biến hải sản ở đây vẫn thiếu nguồn nhân lực trầm trọng.

Hầu hết những người làm ở đây đều là phụ nữ ở độ tuổi trung niên. Theo độ tuổi lao động thì họ chỉ có thể làm việc trong vòng 7,8 năm nữa.

Độ tuổi già, công nhân ít và nhà máy không hoạt động hết công suất. Mặc dù có những thực tập sinh từ nước ngoài nhưng không cải thiện được vấn đề.

Một số chính sách được đưa ra nhằm tăng tiền lương và chăm sóc sức khoẻ cho công nhân. Thậm chí, trong nhiều năm, họ vẫn tổ chức các Tour du lịch giới thiệu về Sò Điệp và giá trị kinh tế của nó để thu hút khách tham quan và lao động ở những làng khác,  nhưng hiện trạng vẫn không có sự thay đổi.

Theo ông Koichi Kimura – Người đứng đầu hợp tác xã đánh bắt cá kiêm điều hành nhà máy chế biến sò điệp cho hay: “Những người trẻ sẽ không làm việc với lương thấp và mùa vụ. Nhưng nếu tăng lên nữa thì công ty sẽ không đáp ứng được”.

 

Rõ ràng, Nhật Bản là nước phát triển với nhiều công trình khoa học sáng chế tối tân. Nhà máy khai thác sò điệp này cũng được đầu tư không ít máy móc hiện đại. Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2016.

Nhưng không phải lĩnh vực nào, máy móc cũng thay thế được con người. Và nếu không có chế độ mới, thì ngành xuất khẩu loại hải sản giá trị này có khả năng bị chìm vào quên lãng hoặc nhà máy bị buộc di dời đến nơi khác.

Việc thiếu hụt nhân lực trong ngành này nói riêng và công nghiệp nói chung buộc chính quyền Nhật phải suy nghĩ lại về vấn nạn dân số ở đất nước này.

Bởi thực sự mà nói, thì con người vẫn phải tiên quyết trong cuộc sống chứ không phải chờ “cách mạng công nghệ” nắm bắt mọi thứ.

Nguồn: bloomberg

Thanh Tình

Tại sao mỗi người Nhật đều sống tự trọng nguyên nhân từ những điều đơn giản nhất

Muôn màu muôn vẻ ẩm thực hải sản Nhật

Trải nghiệm đánh bắt hải sản biển cùng Fisherman Japan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: