Cụ ông 96 tuổi nhận bằng cử nhân – khi học tập không bao giờ là muộn

Bạn có biết, Osho – vị đạo sư nổi danh Ấn Độ từng nói rằng:

Sách là niềm đam mê của tôi, tôi từng đọc ít nhất trăm ngàn cuốn, có thể nhiều hơn, bởi sau con số một trăm ngàn, tôi đã dừng đếm“.

Có lẽ, trong cuộc sống này, để đi và đạt được một giá trị lớn lao nào đó đều phải khởi nguồn từ sự đam mê, quyết tâm.

Đặc biệt trong “địa hạt tri thức”, cuộc sống này vốn vô vàn điều cần khám phá. Việc học chưa bao giờ là muộn, dù ở bất cứ hoàn cảnh hay độ tuổi nào.

Cụ ông Shigemi Hirata ở Nhật Bản đã chứng minh cho điều đó.

Nhận bằng tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật – Thiết kế Kyoto chuyên ngành nghiên cứu đồ gốm vào đầu năm 2016, khi cụ ông Shigemi Hirata tròn 96 tuổi.

Với thành tích này, tháng 6 cùng năm, ông đã ghi danh mình vào kỷ lục  Guinness thế giới về người cao tuổi nhất nhận bằng cử nhân.

Khi theo học tại Đại học Nghệ thuật Kyoto, ông khá nổi tiếng, hầu như mọi người đều quen mặt vì “sinh viên” cao tuổi nhất.

Ông chia sẻ với tờ Yomiuri rằng:

Các sinh viên đều chào đón tôi, điều đó mang lại nhiều năng lượng, giúp tôi có thêm tinh thần học tập“.

Mang trong mình sở thích bất tận với lịch sử ra đời, phát triển của nghề gốm Nhật bản, Hirata đã dành 11 năm để tìm hiểu nét văn hoá này sau khi nghỉ hưu vào năm 2005.

Cùng thời điểm đó, ông đăng ký khoá học ở Đại học Nghệ thuật và Thiết kế Kyoto.

Tuy nhiên, phần lớn thời gian ông nghiên cứu ở nhà, thỉnh thoảng có tham dự một số tiết học ở trường.

Nguồn: hamariweb

Sinh tháng 1 năm 1919 ở tỉnh Hiroshima, thời điểm quân Đồng Minh và Đức ký hiệp ước Versailles.

Hirata từng tham gia thế chiến thứ II với vai trò là lính hải quân.

Sau chiến tranh, ông phục vụ trong bệnh viện, rồi lập gia đình sống cùng vợ con ở Takamatsu, miền Tây Nhật Bản.

Hiện Hirata đã có 2 con, 5 đứa cháu và 4 chắt.

Chia sẻ với báo chí, ông luôn tỏ ra rất hạnh phúc : “Học tập là niềm vui của mọi lứa tuổi, mục tiêu của tôi là sống đến 100 năm và truyền đam mê này cho con cháu”.

Tôi sẽ vẫn tiếp tục nghiên cứu chừng nào còn sức khoẻ”.

Những người cao tuổi ở Nhật vẫn thường xuyên lập kỷ lục về những lĩnh vực khác nhau, tất cả đều xuất phát từ sự đam mê và niềm vui của tuổi già.

Năm 2015, cụ Mieko Nagaoka, 100 tuổi đã lập kỷ lục khi trở thành người đầu tiên của thế giới hoàn thành phần thi bơi tự do 1.500m. Thành quả của sự luyện tập bền bỉ suốt 20 năm.

Nhiều người Nhật trước đây từng là vận động viên của một môn thể thao nào đấy.

Khi nghỉ hưu, họ vẫn tiếp tục sở thích của mình. Đó chính là lý do nhiều người, mặc dù tuổi cao nhưng sức khoẻ vẫn luôn được đảm bảo.

Cũng trong năm 2015, cụ ông Hidekichi Miyazaki đã lập kỷ lục bộ môn chạy nước rút khi đạt tốc độ 42,22 giây cho 100 mét khi ông cán mốc 105 tuổi.

Theo số liệu thống kê của chính phủ thì trong năm nay, Nhật Bản có gần 59.000 người cao tuổi.

Có nghĩa là cứ 100 cư dân thì 49 người đạt 100 tuổi hoặc hơn.

Bạn thấy đấy, biết bao “tấm gương” đáng để cho mình học hỏi, làm động lực phấn đấu.

Đừng đổ lỗi cho bất cứ lý do nào nếu bạn không thành công hay đạt được một điều gì đó trong cuộc sống. Khi mình có sức khoẻ, tuổi trẻ và nhiệt huyết, liệu “chông gai” nào cản được bước chân đi?

Học tập cụ Shigemi Hirata từ hôm nay, bạn nhé ?

Video phút giây nhận bằng tốt nghiệp của “sinh viên” Hirata

Nguồn: tribune

TT

Đau lòng…“Chúng mày đến Nhật để học tập, làm việc hay để ăn cắp?”

Tuyển tập 86 điều khiến người nước ngoài há hốc khi lần đầu đến Nhật

Lý do không cần nhường ghế cho người già ở Nhật Bản gây sốc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: