Tin nhanh: Ác mộng người Trung Quốc tiếp tục diễn ra tại sân bay Narita ngày 25/1

Ngày 25 vừa qua là một ngày ác mộng đối với tất cả hành khách ở sân bay Narita. Một sự hỗn loạn chưa từng thấy đã diễn ra trước cổng vào của chuyến bay bị hoãn.

Vì lý do thời tiết nên chuyến bay đến Thượng Hải tối ngày 24 của hãng Jetstar bị huỷ bỏ.

Trong số các hành khách đã đặt vé của hãng này có 5 người Nhật và 175 người Trung Quốc. Khi nhận được thông báo huỷ chuyến, cả 5 người Nhật này lần lượt rời khỏi sân bay.

Và số hành khách còn lại được hướng dẫn đến khách sạn để nghỉ ngơi.

Chuyện sẽ chẳng có gì nếu số người chịu đến địa điểm đã sắp xếp chỉ đếm trên đầu ngón tay, và hơn 100 người còn lại bám trụ ở cổng vào, không thèm nhích chân nửa bước.

Tuy nhiên, khu vực đó chỉ đón khách đến sau 23 giờ, còn sau thời gian đó tất cả hệ thống điện, kể cả máy điều hoà sẽ bị tắt. Mặc cho nhân viên sân bay nhiều lần đến giải thích nhưng số người này vẫn thản nhiên như không có chuyện gì. Dẫu tức giận hay không hiểu tiếng Anh đi chăng nữa, thì việc hành xử như vậy ảnh hưởng đến rất nhiều người xung quanh. Nguyên tắc đơn giản đó, chẳng phải ai cũng nên lý giải?

Đến khoảng 2 giờ sáng, một số người trong nhóm định đến khu vực tầng trên mua thức ăn thì bị đội nhân viên sân bay giữ lại do các khu vực chỉ hỗ trợ hành khách đến 23 giờ như đã nói ở trên. Cuối cùng, một số người quá khích còn xô xát các cảnh vệ ở đây.

Dưới đây là đoạn Video ghi lại cảnh hỗn loạn diễn ra lúc rạng sáng. Thậm chí nhiều người còn hát vang cả quốc ca nước mình.

Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên cảnh tượng la lối om sòm, xung đột giữa người Trung Quốc và lực lượng cảnh vệ xảy ra.

Tháng 12/2016 vụ việc tương tự cũng diễn ra tại sân bay Hokkaido khi tuyết rơi dày khiến chuyến bay bị huỷ bỏ. Và lần này, vẫn hơn 100 người Trung Quốc khiến cả sân bay một phen “náo động”.

Đây là nước ngoài. Một khi đã du lịch trên thế giới thì ít nhất cũng thuộc vài từ tiếng Anh cơ bản để phòng trường hợp xấu xảy ra. Đây chẳng phải là điều cơ bản khi đi bất cứ quốc gia nào không nói cùng ngôn ngữ với đất nước mình hay sao?

Vậy mà, do sự cố chấp của một số bộ phận người dẫn đến nhiều lần huỷ hoại hình ảnh của cả dân tộc như vậy, liệu có đáng!

Dẫu rằng việc nghe tin bị bỏ lại ở nơi đất khách quê người, giữa một xã hội nói thứ ngôn ngữ mình chẳng hề thông thuộc, là việc chẳng ai cảm thấy vui vẻ. Thế nhưng hành xử văn minh cũng là cách để được tôn trọng và thông cảm. Náo loạn chẳng giải quyết được gì ngoài nhận lại ánh mặt khinh miệt của người xung quanh.

Cuối cùng, đây cũng là điều bản thân tôi mong đợi ở “cái đầu lạnh” của người Việt Nam khi hành xử văn minh ở sân bay đấy!

Kengo Abe 

Nữ sinh Trung Quốc được cư dân mạng ca ngợi vì nhan sắc đỉnh cao, trông giống hệt”ngọc nữ” số 1 Nhật Bản

Người Nhật, Hàn và Trung Quốc khác nhau như thế nào?

Người Trung Quốc nghĩ như thế nào về người Nhật?

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: