Bài học giúp bạn vượt qua bế tắc trong cuộc sống
Vào ngày 20 tháng 3 năm 2015, Kanazawa Shōko đã có bài thuyết trình tại Hội nghị ngày Thế giới hội chứng Down, tổ chức tại New York. Cô nói rằng “Thư pháp của tôi đã cổ vũ mọi người và để lại ấn tượng ấm áp trong lòng họ”.
Đột phá của thiên tài
Kanazawa Shōko sinh tháng 6 năm 1985 tại Tokyo. Mẹ cô, Yasuko – lúc đó 42 tuổi và rất vui mừng khi đón đứa con đầu lòng. Tuy nhiên, niềm vui ấy nhanh chóng chuyển sang thất vọng khi bác sĩ thông báo rằng Shōko bị mắc hội chứng Down.
Một ngày nọ, khi bà Yasuko cho con bú và khóc, thì cô gái bé nhỏ đã đưa bàn tay nhỏ xíu ra lau nước mắt cho mẹ rồi mỉm cười. Kể từ đó, người mẹ ấy luôn tin vào nghị lực của Shōko, rằng cô bé sẽ thông minh và sống tử tế.
Để giúp con kết bạn, Yasuko (người đã nghiên cứu thi pháp nhiều năm) quyết định mở lớp học dạy trẻ đường phố. Mặc dù chỉ mới năm tuổi, nhưng Shōko là người duy nhất trong 5 đứa trẻ giữ bút đúng cách. Bà đã cảm thấy rằng, con mình có tài năng về thư pháp.
Shōko đăng ký vào một trường tiểu học trong khu phố, sống hoà đồng cùng bạn bè. Tuy nhiên, đến năm lớp 4, giáo viên đã khuyên mẹ cô nên chuyển Shōko đến trường học dành riêng cho trẻ khuyết tật. Vì rất yêu trường cũ, nên Shōko đã đau khổ và bỏ học.
Hy vọng sẽ giúp con gái nhận thức được cuộc sống yêu thương, Yasuko đã dạy Shōko viết kinh Heartsut với giáo lý đạo Phật gồm 276 ký tự. Cuốn sách với nhiều chữ kanji khó viết nhưng Shōko đã ngày đêm miệt mài học tập, với nhiều lần khóc vì bị mẹ mắng. Những giọt nước mắt rơi trên trang giấy, đó là lý do vì sao, những bài viết của cô được gọi là “nước mắt Sutra”.
“Nước mắt Sutra”, năm 1995
Một món quà từ thiên đường
Shōko đắm mình trong thư pháp, làm nên một bước tiến trong nghệ thuật. Ghi lại những ký tự phức tạp một cách chính xác nhất. Năm 2001, cô được trao giải cao nhất cho một cuộc triển lãm các bức thư điện tử của sinh viên ở Nhật.
Và mọi việc cứ tiến triển thuận lợi như thế nếu không xảy ra bị kịch. Năm Shōko 14 tuổi, cha cô đột ngột qua đời vì một cơn đột quỵ ở tuổi 52. Nhưng ông luôn ở bên, truyền cảm hứng cho con gái để Shōko tiếp tục nghệ thuật thư pháp của mình. Lúc còn sống, ông từng hứa với Shōko rằng sẽ tổ chức một triển lãm thư pháp cho con năm 20 tuổi, như đánh dấu sự trưởng thành. Và bây giờ, khi mất đi, bà Yasuko đã thay chồng thực hiện lời hứa đó với con gái.
Rất nhiều du khách đến triển lãm The World of Calligraphy được tổ chức vào tháng 2 năm 2005 đã rơi nước mắt. Tin tức về nó được lan nhanh trên mạng truyền thông, Shōko như một thiên tài shoka (thư pháp). Điều đó như một món quà gửi tới người cha quá cố của cô.
Bắt đầu cuộc sống riêng của mình
Cô bắt đầu cùng mẹ trình diễn tại các đền thờ nổi tiếng như Kenchōji ở Kamakura, Tōdaiji ở Nara, Kenninji ở Kyoto, Chūsonji ở Iwate, trước rất đông khán giả. Năm 2011, Shōko được mời viết logo cho bộ phim truyền hình của Taiga về Taira no Kiyomori của đài NHK. Năm 2013, cô tạo ra một tác phẩm khổng lồ dài 5m theo nhân vật Yume trong lễ khai mạc liên hoan Thể thao quốc gia Nhật tổ chức tại Tokyo. Điều này nhận được sự hoan nghênh của đông đảo mọi người trên toàn thế giới.
Khi bước sang tuổi 30, cô bắt đầu sống tự lập. Có thể mua sắm cho bản thân, tự nuôi sống mà không cần đến trợ giúp của mẹ. Những người hàng xóm luôn xem cô như một “thiên thần”. Bởi nụ cười Shōko mang lại cảm giác ấm áp.
Cho đến lúc ấy, mẹ cô, vẫn chưa thể tin rằng, con gái bà, một người bị hội chứng Down có thể sống tự lập. Nhưng Shōko đã chứng minh cho mọi người thấy, không phải ai mắc căn bệnh này, đều rơi vào ngõ cụt.