Góc khuất lịch sử Nhật Bản trong vụ việc Miyuki Ishikawa – giám đốc bệnh viện giết hại 169 đứa trẻ rồi đem xác rải khắp thành phố

Năm 1948, cả nước Nhật chấn động trước vụ việc Miyuki Ishikawa giết hại 169 đứa trẻ, sau đó vứt xác ra đường.

Ngày 12 tháng 1 năm 1948, hai sĩ quan cảnh sát đồn Waseda đã vô tình tìm thấy hài cốt của 5 trong số các nạn nhân của Ishikawa. Khám nghiệm tử thi những đứa trẻ cho thấy chúng không chết một cách tự nhiên. Ngay sau đó Ishikawa và chồng bị bắt ngày 15 tháng 1 năm 1948.

Ảnh The Unknown History of MISANDRY – Blogspot

Quá khứ không may mắn

Ishikawa sinh ra tại Kunitomi, tỉnh Miyazaki, tốt nghiệp Đại học Tokyo. Miyuki có một tuổi thơ bất hạnh khi thường xuyên bị người cha độc ác bỏ đói và đánh đập dã man. Sau khi tốt nghiệp, cô kết hôn với Takeshi Ishikawa tuy nhiên không thể sinh đứa con nào.

Khi đó, y là giám đốc tại bệnh viện phụ sản Kotobuki, với vai trò bà mụ (người đỡ đẻ), dù rằng thời đó Nhật Bản chưa ban hành bất kỳ giấy phép hành nghề chính thức nào cho công việc này.

Ảnh Imgur

Những năm 1940 là thời kỳ khủng hoảng trẻ sơ sinh, khi tỷ lệ sinh tăng đột biến. Điều này gây ra rất nhiều rắc rối cho bệnh viện phụ sản và công việc của Ishikawa. Cha mẹ những đứa trẻ sơ sinh này đều rất nghèo và không có đủ khả năng tài chính để nuôi con. Ishikawa phải chịu trách nhiệm chăm sóc, giúp đỡ rất nhiều đứa trẻ sinh ra tại bệnh viện vì thiếu dịch vụ xã hội tình nguyện.

Để giải quyết tình trạng này, Ishikawa đã nghĩ ra cách man rợ: giết chết những đứa trẻ. Được biết rất nhiều nhân viên bệnh viện cảm thấy kinh tởm hành động này và đã từ chức.

Ảnh The Unknown History of MISANDRY – Blogspot

Ban đầu, những vụ giết người chỉ để giải quyết vấn đề nuôi dưỡng, thế nhưng về sau, y nghĩ ra kế hoạch để kiếm tiền từ hành vi này. Ishikawa và chồng đã thu tiền từ bố mẹ nạn nhân để xử lý con của họ – đa phần là những đứa trẻ ra đời ngoài ý muốn. Cô ta khẳng định chi phí này sẽ ít hơn nhiều so với chi phí nuôi dưỡng đứa trẻ. Một bác sĩ khác, tên là Shiro Nakayama, kẻ đồng lõa, chịu trách nhiệm làm giấy chứng tử giả mạo. Chính quyền quận Shinjuku gần như làm ngơ trước những hành vi đáng ngờ của bệnh viện này.

Sau khi bị bắt, Ishikawa Miyuki khăng khăng rằng bố mẹ những đứa trẻ mới là người chịu trách nhiệm.

Các nhà chức trách đã xem xét vụ giết người của Ishikawa là vụ ngộ sát. Trong tòa án quận Tokyo, Ishikawa đã bị kết án 8 năm tù và tiến sĩ Takeshi Shiro Nakayama bị kết tội 4 năm tù. Tuy nhiên sau đó vì kháng án thành công, Ishikawa chỉ bị 4 năm tù và Takeshi là 2 năm.

Bối cảnh xã hội

Đây không phải là lần đầu tiên. Vụ việc tương tự đã từng xảy ra ở Nhật Bản trước kia. Thủ phạm sống tại Itabashi, bị kết án giết 41 đứa trẻ sơ sinh vào năm 1930. Không chỉ có thế, một người có tên Hatsutarō Kawamata bị bắt vào năm 1933 vì tội sát hại ít nhất 25 đứa trẻ. Chính phủ Nhật Bản không thể nào không nhận thấy tính trầm trọng của vấn đề, nhưng họ đã không làm gì cả.

Ảnh Wiki

Nguyên nhân cho những vấn đề trên không chỉ vì sự gia tăng số trẻ sơ sinh ra đời ngoài ý muốn, kinh tế kém phát triển mà còn vì Nhật Bản khi ấy vẫn chưa hợp pháp hóa việc nạo phá thai.

Hệ quả là ngày 13 tháng 7 năm 1948, Luật bảo vệ ưu tiên sinh đẻ và một hệ thống kiểm tra nữ hộ sinh được thành lập. Ngày 24 tháng 6 năm 1949, phá thai vì lý do kinh tế được hợp pháp hóa theo luật bảo vệ ưu tiên sinh đẻ ở Nhật Bản.

Nhật Bản hiện nay là quốc gia có dân số già và tỷ lệ sinh cực kỳ thấp, ta khó tưởng tượng nổi đất nước này từng có những góc khuất đen tối về việc bùng phát tỷ lệ sinh. Đây cũng là bài học đắt giá về việc cân bằng dân số cho các quốc gia khác trên thế giới.

Chưa kể đến việc hợp pháp hóa nạo phá thai hiện nay vẫn còn gây tranh cãi, vì đây là vấn đề liên quan đến mâu thuẫn đạo đức và trách nhiệm xã hội.

ALMOND

Chỉ 11% người Nhật sẵn sàng chiến đấu vì quê hương : Câu chuyện về Anh hùng Tổ Quốc- Tội đồ gia đình Hajime Fujii

Rùng mình theo dõi phóng viên Nhật Bản nằm vùng tìm ra sự thật về sát nhân ăn hốc mắt người

Những bộ phim Nhật Bản khai thác đề tài kẻ sát nhân hàng loạt

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: