Bài học “đau đớn” của Nhật Bản – tưởng đang đào tạo người tài, hóa ra là “gậy ông đập lưng ông”
Ở Nhật Bản, tuổi giới hạn để bắt đầu sử dụng máy tính ngày càng giảm dần. Hiện nay, trong chương trình giáo dục tiểu học đã bắt đầu các môn học cho các em sử dụng máy tính xách tay. Việc tiếp xúc sớm với công nghệ có tác dụng kích thích trí não và để các em có cơ hội làm quen với công nghệ hiện đại đang ngày một tiên tiến.
Tuy là vậy… sự việc cảnh sát bắt giữ cậu bé 9 tuổi vì phát tán Virus độc hại đã khiến luận điểm trên lung lay.
Ảnh ニュース速報Japan
Với một em bé 9 tuổi, việc có thể sử dụng máy tính thành thạo đã đáng ngạc nhiên, lại còn tạo ra cả chương trình Virus tinh vi. Thông tin này khiến nhiều người giật mình. Thế nhưng sự thật rằng em bé đó cũng chỉ là nạn nhân mà thôi.
Được biết, chương trình Virus được tạo ra bởi một nhóm người lớn vì mục đích cá nhân xấu. Nếu tự mình tạo ra và phán tán sẽ dễ bị cảnh sát “sờ gáy”, do đó họ chỉ upload cách tạo Virus lên Internet mà thôi.
Sau đó, những em nhỏ trong quá trình lướt Web, sẽ nhìn thấy đoạn hướng dẫn này và làm theo để…chơi. Thế nhưng chúng lại vô tình tạo ra phần mềm độc hại.
Ảnh Naverまとめ
Để làm theo được chương trình như vậy, các em phải ở cấp độ Script Kiddy – cấp thấp nhất trong giới Hacker. Thế nhưng đối với trình độ của người sử dụng máy tính bình thường, đó lại là đẳng cấp khác.
Đầu tiên, muốn tiếp cận được nguồn thông tin trên Internet cần kiến thức về tin học, chưa kể đến quá trình làm theo hướng dẫn cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng. Về mặt này, phải công nhận em bé 9 tuổi đó đúng là một thiên tài.
Tuy nhiên ở lứa tuổi này, các em vẫn còn quá nhỏ để hiểu được hành vi nào là tốt, hành vi nào là xấu. Chính vì lẽ đó, tài năng của các em rất dễ bị lợi dụng vào những mục đích xấu xa và tinh vi.
Ảnh EC-Orange
Nếu như không có sự việc đáng tiếc trên, có lẽ tài năng của em sẽ được nuôi dưỡng, và trở thành một kỹ sư máy tính thiên tài trong tương lai. Đây quả là một câu chuyện đáng tiếc.
Thế mới nói, để đào tạo người tài, không chỉ cứ tập trung vào các kỹ năng chuyên môn mà còn phải rèn luyện cái đức và những kỹ năng bảo vệ bản thân trước các tác động xấu ngoài xã hôi.
Hy vọng đây là bài học để Nhật Bản có thể định hướng phương pháp giáo dục đúng đắn hơn.
Kengo Abe
Kỳ lạ thay chỉ cần đứng thôi, người Nhật cũng khiến cho thế giới thấy rằng: Đất nước này thật vội vã