Sơ suất làm hỏng tàu cứu trợ, anh lính cứu hoả khiến 110 đồng nghiệp liên lụy- cùng trả món nợ hơn 22 triệu Yên

Vừa qua, tại cục cứu hỏa thành phố Osaka, một tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra khiến cho chiếc thuyền của lực lượng này rơi vào tình trạng hư hỏng nặng.

Cứu trợ trên biển cũng là một phần của lực lượng cứu hoả ở Nhật, vì vậy phương tiện di chuyển chính sẽ là những con tàu thay cho xe cứu hoả. Vậy mà, trong lúc đang tiếp nước cho thùng dự trữ trên tàu thì một anh lính đã đổ nhầm nước vào một vị trí khác, tai hại hơn đó lại là bình xăng. Hành động của anh vô tình làm cho động cơ của con tàu hỏng hóc.

Theo lời kể, trong lúc tàu vẫn đang hoạt động thì 800 lít nước đổ ập vào bình chứa xăng, khiến động cơ ngay lập tức phát ra những âm thanh kỳ lạ và đứng hẳn sau đó.

Ảnh: http://www.yomiuri.co.jp/national/20180316-OYT1T50125.html

Kịp thời nhận ra, anh này ngay lập tức trở về trình báo và gấp rút đưa con tàu đi tu sửa. Thế nhưng con số thiệt hại quá cao, lên đến 22.600.000 yên. Cả một gia tài khổng lồ.

Khoảng cách giữa hai miệng bình nước và xăng là 1m, màu của hai dung dịch cũng hoàn toàn khác nhau. Thế nhưng “sai một ly đi một dặm”, với lỗi sai ngớ ngẩn như thế, rất tiếc rằng chính phủ không thể trích tiền thuế ra để chi trả. Vì vậy, với tinh thần “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, cả cục cứu hoả 110 người phải chia số tiền thiệt hại ra và trả lại.

Bởi với khoản phí cao “đáng sợ” như vậy, liệu ai có thể trả nổi một mình, huống hồ là những chiến sĩ cứu hoả làm công ăn lương.

Thêm vào đó, lúc đó trên tàu không chỉ có mình anh lính ấy, mà còn rất nhiều đồng nghiệp khác có mặt, nhưng không một ai phát hiện và ngăn cản.

Vì vậy cả cục phải cùng nhau chịu mức “án phạt” là điều hết sức bình thường trong môi trường công sở xem trọng cách làm việc nhóm ở Nhật.

Cũng như trong tiếng Nhật có từ 連帯責任 (Rentai sekinin) – trách nhiệm liên đới. 

4 chữ đầy áp lực đối với việc hoạt động trong tập thể hay đội nhóm. Nếu không muốn cả nhóm bị khiển trách thì người này phải để ý, quan tâm đến công việc của người kia. Có thưởng thì cùng hưởng, có hoạ phải cùng chịu. Đó là cách các công ty Nhật vận hành và phát triển từ xưa đến nay.
Đối với anh lính cứu hoả kia, đây có lẽ đây sẽ là bài học nhớ đời, theo anh đi mãi trên chặn đường làm việc. Tuy nhiên, với những nghề nghiệp nguy hiểm đến tính mạng như cứu hoả thì cẩn thận và quyết đoán là đức tính không bao giờ thừa.

Kengo Abe

Cuộc thi sắc đẹp trường học -mảnh đất phát triển màu mỡ hay ngòi nổ cho nạn bắt nạt học đường?

Tình huống hài hước- người đàn ông cầm dao yêu cầu cảnh sát bắn mình và viên cảnh sát đã làm theo

Cựu cảnh sát Nhật đạt kỷ lục Guinness thế giới với bộ sưu tập khủng Hello Kitty

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: