Xu hướng tìm “bố nuôi” hấp dẫn nữ sinh Nhật
Trong khi khái niệm “bố nuôi” (trong tiếng Nhật là “papakatsu”) không còn lạ lẫm với xã hội phương Tây thì ở Nhật Bản, các cô gái trẻ cũng đang hi vọng có thể tận dụng được lợi thế ngoại hình và các mối quan hệ của mình để tìm được một người đàn ông trung tuổi vững vàng về tài chính để hỗ trợ họ.
“Nó giống như là nhận quà từ bạn bè” – một trang web hỗ trợ “papakatsu” khẳng định. Có vẻ như “papakatsu” cũng không khác gì “enjo-kosai” (hẹn hò có thù lao) – một mối quan hệ mà các cô gái (đặc biệt là những em đang độ tuổi học trung học) tìm kiếm, tiếp cận những người đàn ông lớn tuổi hơn. Những người này cảm thấy vui hơn khi được tặng quà, chu cấp tiền bạc cho các cô gái để đổi lại một chút thời gian của họ, hoặc có thể là nhiều hơn. Tuy nhiên, những cô gái hiện đang có “bố nuôi” thì nói rằng khái niệm này hoàn toàn khác, bởi vì họ không tập trung vào ham muốn vật chất hay tình yêu. Nghĩa là không giống như quan niệm của phương Tây, “bố nuôi” ở Nhật Bản không hề chu cấp gì cho các “cô con gái”.
Tuy nhiên, đã có những cô gái phải nhận “quả đắng” từ “bố nuôi”. “Chết tiệt! Tôi đã bị “bố nuôi” lừa. Đó là lần thứ hai chúng tôi hẹn hò. Mặc dù chúng tôi đã đồng ý là ông ta sẽ trả cho tôi 200.000 yên cho 2 giờ ăn tối, nhưng khi chúng tôi đang ăn thì ông ấy đứng dậy và nói là đi vào nhà vệ sinh. Nhưng ông ấy đã đi mất tăm và bỏ lại tôi với hóa đơn 30.000 yên. Tôi tới gặp cảnh sát, nhưng họ nói rằng vì đó là mâu thuẫn cá nhân nên tôi không thể kiện. Tôi quá thất vọng” – một cô gái tiết lộ câu chuyện của mình.
Thực tế là hầu hết mọi người thường không tìm đến cảnh sát khi bạn bè hay thành viên trong gia đình bỏ rơi họ mà không để lại món quà nào, hay khi bỏ đi với một hóa đơn chưa thanh toán.
Khái niệm này vấp phải nhiều phán xét, bình luận và phản đối mạnh mẽ ở Nhật Bản, đặc biệt là với các cô gái. “Những người phản đối việc kiếm “bố nuôi” không có đủ can đảm để làm thế, hoặc họ không đủ xinh đẹp. Vì thế, họ chỉ đang ghen tị với những cô gái dễ thương đang đầu tư vào chính bản thân mình. Có “bố nuôi” thì có gì sai? Chúng tôi chỉ đang đáp ứng một nhu cầu và đó không phải là việc của các bạn” – cô gái tên Yuyuna lên tiếng.
Có một số lý do được đưa ra để giải thích cho hiện tượng “bố nuôi” ở Nhật Bản. Có thể là do những cô gái này muốn tìm một nguồn thu nhập mà họ có thể dễ dàng tránh được việc khai báo hoặc nộp thuế. Mặt khác, cũng có thể là do cơ hội việc làm ở các công ty đang hẹp dần, đặc biệt là với phụ nữ. Vậy nên, việc tìm một hoặc nhiều “bố nuôi” để hỗ trợ họ là một lựa chọn dễ dàng hơn và hợp lý hơn so với việc làm thêm giờ để nhận được số lương ít ỏi và ít cơ hội thăng tiến ở một công việc bình thường.
Cho dù là lý do nào đi chăng nữa thì xu hướng “bố nuôi” có vẻ không có dấu hiệu biến mất, thậm chí là đang thu hút nhiều phụ nữ hơn trong việc đi tìm cho mình một người để đi ăn tối, uống rượu cùng.
Theo VietNamnet