[Cảnh báo] Hàng loạt dấu hiệu cho thấy trận động đất kinh hoàng năm 2011 đang tái diễn – Liệu quá khứ có lặp lại?

Chưa bao giờ khí hậu ở Nhật lại khắc nghiệt như thời điểm hiện tại. Từ mùa đông năm ngoái đến mùa đông năm nay, không khí lạnh đi kèm với tuyết đổ dày liên tiếp khiến cuộc sống con người gặp nhiều khó khăn.

Mùa xuân-hè cũng không khá khẩm hơn, bây giờ ở Nhật trời chỉ vừa chuyển xuân, vậy mà nhiệt độ đã cao đến mức kỷ lục.

Giải thích cho sự biến đổi thất thường này của khí hậu, các nhà khí tượng học đã chỉ ra nguyên nhân là do hiện tượng La Nina (hiện tượng trái ngược với El Nino).

Ảnh Myoko-Nagano

Như các bạn đã biết, El Nino là hiện tượng nóng lên của khu vực biển gần xích đạo kéo dài đến hàng nghìn km thuộc vùng biển phía Đông của Thái Bình Dương. Hiện tượng này có thể kéo dài từ vài tháng đến 1 năm, gây ra nhiều biến đổi thời tiết thất thường.

Ngược với El Nino là La Nino – hiện tượng nhiệt độ nước biển hạ thấp hơn mức bình thường.

Dù tính chất trái ngược nhau, cả hai hiện tượng thiên nhiên kể trên đều có khả năng dẫn đến thảm họa động đất.

Ảnh ThatsMaths

Hiện tượng La Nina diễn ra và suy giảm vào mùa xuân năm nay, thế nhưng hệ quả của nó vẫn có thể gây ra động đất lớn ở nhiều vùng. Có thể kể ra ở đây một số ví dụ trong quá khứ.

Trường hợp La Nina vào mùa xuân năm 1968

  • Động đất  Hyuga-nada có cường độ M7.5 vào tháng 4
  • Động đất Tokachi oki có cường độ M7.9  vào tháng 5
  • Động đất Toho-Oki có cường độ M7.5 tại Aomori vào tháng 5
  • Động đất Sanriku-Oki có cường độ M7.2 vào tháng 6

La Nina năm 1984

  • Động đất cường độ M7.0 ngoài khơi tỉnh Mie vào tháng 1
  • Động đất cường độ M7.6 vùng biển gần bờ Torishima vào tháng 3
  • Động đất Hyuga-nada cường độ M7.1 vào tháng 8.

Ngoài ra, vào các năm 2000, 2008, 2011, hiện tượng động đất được ghi nhận xảy ra ở nhiều nơi sau khi hiện tượng La Nina kết thúc, trong đó có trận động đất kỷ lục vào tháng 3 năm 2011 được coi là nỗi đau lớn của toàn dân tộc Nhật Bản.

Ảnh CBS News

Năm nay, cũng trong bối cảnh La Nina hoành hành vào mùa xuân qua, liệu thảm họa có tái diễn?

Ngoài ra còn một câu chuyện bên lề khiến cho tiên đoán trên càng có khả năng xảy ra.

Nhật Bản là đảo quốc bị bao quanh bởi Thái Bình Dương, có dòng hải lưu Kuroshiro (hải lưu đen) chạy qua. Thông thường hướng di chuyển của dòng hải lưu này là theo đường thẳng, nhưng lần này nó lại đi theo đường uốn lượn như rắn. Đáng sợ thay, mỗi lần hướng đi của nó thay đổi, động đất lớn sẽ xảy ra.

Dựa theo rất nhiều thông tin và dữ liệu xác thực, hoàn toàn không phải phỏng đoán vô căn cứ, khả năng cao trong năm nay, một trận động đất lớn, có quy mô tương tự trận động đất lịch sử năm 2011 sẽ tấn công Nhật Bản.

Ảnh The Independent

Thế nhưng bạn cũng đừng quá e ngại những trận động đất, tại Nhật không có hiện tượng các tòa nhà đổ sụp do hiện tượng thiên nhiên này gây ra. Bên cạnh đó, mối hiểm nguy thật sự nằm ở những dư chấn sau đó, gây ra hỏa hoạn và sóng thần.

Nếu bạn đang ở Nhật hoặc có kế hoạch đến Nhật trong năm nay, hãy nâng cao cảnh giác và sẵn sàng di tản bất kỳ lúc nào nếu thảm họa xảy ra.

Ngoài ra đừng quên thưởng thức phong cảnh xinh đẹp của nước Nhật nhé, vì dù gì chúng ta cũng chỉ làm được những chuyện nên làm thôi mà.

Kengo Abe

Cách người Nhật bảo vệ sự tự tôn của mình trong trận động đất xảy ra ở Đài Loan

4 Lời khuyên quan trọng cần nhớ khi đối mặt với một trận động đất ở Nhật Bản

Lý giải bí ẩn Đền, Chùa ở Nhật vẫn sừng sững sau động đất. Do thần linh hay do con người?

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: