Kaigo-satsujin: Cựu y tá và lời thú tội “kinh tởm” sau khi ra tay với người bệnh

Ngày 7/7, cảnh sát tỉnh Kanagawa đã tiến hành bắt giữ nữ y tá Kuboki Ayumi (31 tuổi) vì tình nghi đầu độc 2 bệnh nhân cao tuổi đang điều trị lúc đó tại bệnh viện Oguchi, tỉnh Kanagawa vào tháng 9 năm 2016.
Theo điều tra, nữ y tá trực lúc đó chỉ có Kuboki và người này đã thực hiện hành vi giết người bằng cách tiêm dung dịch sát khuẩn vào ống tryền dịch của bệnh nhân.

Sau khi bị bắt và tiến hành điều tra, cô đã thú nhận mọi tội lỗi : “Không sai. Chính tôi đã gây nên những tội lỗi đó”.

Đến đây, cô cho biết động cơ gây án: “Tình trạng của người bệnh bỗng nhiên chuyển biến xấu, tôi rất ghét nhìn thấy họ đau đớn trước mắt mình, thà không có tôi ở đó thì họ chết cũng không sao” ” Vả lại, phải giải thích tới lui cho người nhà cũng khiến tôi thấy phiền phức”.

Ảnh: https://article.auone.jp/

Một lời thú tội không có vẻ gì là hối lỗi xuất phát từ miệng của một người trong ngành y! Ngoài 2 người bệnh trên, cảnh sát đang điều tra thêm để xem còn có những nạn nhân nào khác liên quan đến nữ ý tác 31 tuổi này.

Tuy nhiên, đây không phải là vụ án điều dưỡng  giết người đầu tiên trong lịch sử.

Năm 2016, cả nước Nhật bàng hoàng khi nghe tin một nam hộ lý đã ra tay thảm sát cả trung tâm khuyết tật chỉ bằng một con dao trong đêm.

Thậm chí người Nhật có cả một tên gọi cho những vụ án y tá/điều dưỡng/người thân (chăm sóc người yếu hơn trong nhà) giết người đó là “介護殺人” (Kaigosatsujin). Kaigosatsujin thường thực hiện hành vi giết người tại 2 địa điểm: nhà hoặc khu vực chăm sóc công cộng (bệnh viện, viện dưỡng lão…).

Ảnh: https://n-carer.net/1830

Về con số vụ án giết người trên 65 tuổi tại nhà, thống kê từ năm 2005 đến năm 2015 cho thấy:
-Có 250 vụ cố ý giết người

-Trong đó, động cơ gây án đó là “mệt mỏi” vì phải trông nom người cao tuổi hoặc người bệnh

-Hung thủ thường chính là người chồng (33,5%) sát hại vợ, hoặc con cái xuống tay với ba mẹ ruột của mình (32,8%)

-Phân loại theo giới tính, có 70,8% số hung thủ là nam giới, 29,2% là nữ giới.

-Khi hỏi 730 người rằng có bao giờ nghĩ đến việc tự “chấm dứt” việc chăm sóc bố mẹ già chưa? thì 20% số đó trả lời là “CÓ”.

(Theo thống kê của bộ cảnh sát Nhật Bản)

Ảnh: http://dechisoku.com/archives/1046932151.html

Ở Nhật tỷ lệ người cao tuổi tăng cao đang trở thành mối lo hàng đầu trên cả nước. Người cao tuổi tăng đồng nghĩa với tỷ lệ sinh giảm, thiếu lao động trẻ. Dẫn đến chính những người trẻ còn lại hiện nay đang phải “nai lưng” ra làm để gồng gánh cả thế hệ già nua sống nhờ lương hưu.

Vì vậy, áp lực, mệt mỏi là điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng dù suy sụp hay vật lộn bươn chải đến đâu thì những cụ ông cụ bà bị cho là “vô dụng” đó đã cố gắng nuôi dạy lứa thế hệ mới ra đời, và dựng xây đất nước để con cháu tiếp đời đời tiếp nối.

Dù cho vòng tuần hoàn đó lệch “cán cân” đi chăng nữa thì không thể “mượn” đó làm cái cớ để “trừ khử” gánh nặng của bản thân hay của xã hội Nhật Bản được.

Tham khảo: Yomiuri 

Chee 

“Gương mặt nó càng đau khổ tôi lại càng phấn khích” -Lời thú nhận rợn người của tên giết người biến thái

Những vụ giết người hàng loạt ở Nhật Bản khiến thế giới rúng động

Thủ đoạn giết người man rợ của kẻ sát nhân trong vụ 9 thi thể tìm thấy tại Nhật Bản

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: