Nhật Bản ứng dụng công nghệ, nuôi cá tôm trên đất liền

So với mô hình nuôi trồng thủy sản truyền thống, cơ sở trên bờ dễ tìm kiếm địa điểm hơn, dễ khởi nghiệp và duy trì chất lượng sản phẩm bền vững.

Kitz, một nhà máy sản xuất van tại tỉnh Chiba (Nhật Bản), đầu tư vào sản xuất cơ sở nuôi cá năm 2012 khi xây dựng cơ sở trong rừng sâu vùng núi Nagano. Kitz đang thử nghiệm nuôi cá tráp đỏ và một số loại khác.

Hoạt động tại cơ sở chủ yếu tự động hóa và chỉ cần tới con người từ 1 đến 2 tiếng mỗi ngày.

ca

Một công nhân đang theo dõi hồ nuôi cá tráp đỏ tại nhà máy Nagano của Kitz.

Ngư nghiệp nghe không liên quan gì đến sản xuất van nhưng công nghệ lọc nước của Kitz đã giúp không ít trong lĩnh vực mới.

Nhà máy biến nước máy thành nước biển hóa học rồi làm sạch và đưa vào bể cả. Do cá sống trong môi trường khép kín, nhỏ, bệnh có thể lây lan nhanh chóng.

Kiểm soát việc sử dụng nguồn nước bên ngoài sẽ giảm nguy cơ các tác nhân có hại vào trong hồ. Kitz lên kế hoạch bán các cơ sở ngư nghiệp trên đất liền vào tháng 3/2017, hi vọng đạt doanh thu thường niên 4,77 triệu USD.

cá

West Japan Railway (JR West) và trung tâm nghiên cứu nghề cá quận Tottori cũng có kế hoạch nuôi cá thu (saba) trên đất liền.

Cá thu là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản nhưng hiếm người ăn sống vì nó dễ bị nhiễm ký sinh trùng. Dự án sử dụng nước biển ngầm dưới lòng đất gần trung tâm nghiên cứu cho hồ nuôi cá, từ đó giảm nguy cơ nước nhiễm ký sinh trùng.

Một lợi ích khác của ngước ngầm là nhiệt độ ổn định, cho phép cá lớn nhanh gấp 3 lần so với nuôi ở biển. Loại cá đặc biệt này đang được bán như một thương hiệu thực phẩm và sashimi cá thu được bán tại các nhà hàng trên khắp cả nước.

So với các trại cá trên biển thông thường, bất lợi của trại cá trên cạn là chi phí đầu tư và hoạt động cao. Nếu nhà máy áp dụng hệ thống tuần hoàn, chi phí còn đội lên nữa.

Trong khi đó, tại tỉnh Niigata, IMT Engineering đã thành công trong việc nuôi 25 tấn tôm thẻ chân trắng mỗi năm nhờ vào hệ thống tuần hoàn.

Công ty đang nghĩ đến việc xây dựng một cơ sở mới để thúc đẩy sản xuất. “Chúng tôi có thể kiếm lợi nhuận nếu xuất 100 tấn tôm hàng năm”, Yukishi Tomita, Chủ tịch công ty cho biết.

Nippon Suisan Kaisha (Nissui), công ty thủy sản hàng đầu Nhật Bản, đang chuẩn bị gia nhập phân khúc mới. Hãng đã mua đất tại tỉnh Kagoshima thuộc vùng Kyushu, miền Nam Nhật Bản và đang thực hiện các bài kiểm tra để thương mại hóa. Nissui đặt mục tiêu nuôi 200 tấn tôm thẻ chân trắng trong vòng 1 đến 3 năm.

Theo Samurai Tour

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: