Sau Premium Friday, Nhật Bản xem xét cho nhân viên nghỉ luôn sáng thứ hai
Tháng 2 năm 2017, chính phủ Nhật Bản đã chính thức thông qua Premium Friday nhằm mục đích giảm thiểu Karoushi (số lượng người dân chết vì lao lực). Theo đó, mỗi thứ sáu cuối cùng trong tháng, nhân viên sẽ tan sở sớm, tận hưởng cuối tuần cùng với gia đình.
Ảnh: https://matolabo.net/japan/2045/
Tuy nhiên, hơn 1 năm trôi qua, Ngày nghỉ thứ 6 có được đông đảo giới văn phòng tuân thủ như mong đợi?
Câu trả lời là chỉ có 10% trong số 90% doanh nghiệp cam kết thực hiện.
Theo Asahi TV cho biết nguyên nhân là do thứ sáu cuối tháng thường là ngày làm việc bận rộn nhất vì thế nhân viên không thể nào rời văn phòng sớm được. Vì vậy, chính phủ có khả năng xem xét việc dời Premium Friday sang một ngày khác.
Cùng với đó, dự thảo ngày nghỉ sáng thứ 2 với tên gọi Shining Monday (シャイニングマンデー) cũng đang được xem xét với lý do vì đầu tuần, hầu hết mọi người đều uể oải vì ngày nghỉ cuối tuần. Nên giả sử bắt đầu công việc từ buổi chiều thì năng suất và tinh thần làm việc của nhân viên có thể nâng cao.
Ảnh: https://asitaikimasu1993.hatenablog.com
Tuy nhiên, cả hai vấn đề trên đều nhận được những ý kiến trái chiều của cộng đồng. Nhiều nhất là quan ngại về tính khả thi của các ngày nghỉ khi đưa vào thực tế.
“Mỗi cá nhân có một mong muốn khác nhau, vậy nên cứ cho mỗi người quyền lựa chọn nghỉ ngày nào trong tháng là được rồi”
“Kỳ nghỉ càng dài thì cảm giác đi làm lại càng giống như địa ngục mà thôi”
“Nếu cho về sớm vào giữa tuần (thứ 4) thì tôi sẽ vui hơn nhiều”
“Cái chúng tôi cần không phải Shining Monday mà là Endless Sunday (chủ nhật vĩnh cửu)”
Ảnh: https://twitter.com
Chưa rõ dự thảo có được thông qua hay không nhưng bản thân tôi cảm thấy càng nhiều ngày nghỉ thì càng vui. Được ngày nào thì cứ tận hưởng ngày đó.
Tham khảo: news.livedoor.com
Chee
SNS Nhật Bản dậy sóng: “Đổi ca khó lắm, nên thai chết lưu cứ để ngày nghỉ tiếp theo xử lý”
Sốc với khả năng sáng tạo ngôn ngữ của người Nhật- chỉ 1 từ diễn tả được những hiện tượng phức tạp
Bí ẩn vụ xác chết dưới hố xí tại Nhật Bản đến nay vẫn chưa có lời giải