Sự thật ít người biết về “Kỳ lân” tỷ usd đầu tiên của Nhật

“Kỳ lân” Mercari, biểu tượng thành công trong lĩnh vực Starup của Nhật

Mặc dù là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, nhưng Nhật lại không có nhiều Startup mạnh do thiếu các nhà đầu tư mạo hiểm, cộng thêm sức ì văn hóa. Trong khi Nhật Bản vừa có “kỳ lân” (các công ty khởi nghiệp được định giá từ 1 tỷ USD) đầu tiên thì nước Mỹ đã có tới 92, Trung Quốc có 25 còn Ấn Độ có 7.

ảnh tham khảo kwhs

Mercari Inc trở thành công ty khởi nghiệp “kỳ lân” đầu tiên của Nhật Bản sau khi nhận được khoản đầu tư trị giá 74 triệu đô la từ các công ty lớn như Globis Capital và Mitsui & Co.
Ứng dụng được ra mắt vào năm 2013 đã có lượt tải xuống đạt 71 triệu lần trong 5 năm kể từ khi ra mắt và có hơn 10 triệu khách hàng đang hoạt động thường xuyên hàng tháng, với tổng giá trị giao dịch mỗi năm đạt hàng tỷ usd.

ảnh tham khảo bloomberg

Ngày 19/6, cổ phiếu của Mercari đạt 5.350 yên sau hai ngày lên sàn Tokyo, đưa vốn hoá thị trường của Mercari đạt 7,17 tỷ đô la. Công ty cho biết họ sẽ sử dụng một phần số tiền thu được từ IPO cổ phiếu để tài trợ cho việc phát triển tại thị trường quốc tế.

Cha đẻ của Mercari là ai?

 

ảnh tham khảo Medium

Shintaro Yamada sinh ngày 21 tháng 9, 1977 tại Aichi, Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp đại học danh tiếng Waseda với tấm bằng cử nhân toán, thay vì đi làm ở các đại tập đoàn như hầu hết bạn học của mình, Yamada lại đi làm tập sự cho một trang web thương mại điện tử chẳng mấy ai biết. Đó chính là trang Rakuten, ngày nay có trị giá tới 14 tỷ USD.

ảnh tham khảo News RnD

Thay vì ở lại với Rakuten sau khi làm xong phần đấu giá cho trang này, Yamada tự mình lập nên công ty Game Unoh vào năm 2001. Đến năm 2010, sau một vài Game khá thành công, Unoh được gã khổng lồ Zynga của Mỹ mua lại, và Yamada trở thành người phụ trách việc bản địa hóa các trò chơi của Zynga cho thị trường Nhật.
Tuy nhiên, chỉ sau 18 tháng làm việc này, Yamada đã thấy chán và muốn làm một điều gì đó có tầm cỡ toàn cầu. Đó chính là nguồn gốc chuyến hành trình vòng quanh thế giới của anh và sự ra đời của Mercari.

Ý tưởng tỉ đô từ chuyến đi

 

ảnh tham khảo Bloomberg

Trong chuyến đi kéo dài 6 tháng, qua 23 quốc gia khắp các châu lục, Yamada đã khám phá cánh đồng muối lớn nhất thế giới ở Bolivia, thám hiểm sa mạc Sahara, và đến thăm cây bồ đề ở Ấn Độ nơi Đức Phật giác ngộ. Để tiết kiệm tối đa chi phí, anh thường xuyên ở các nhà trọ rẻ tiền có giá vỏn vẹn 5 USD/đêm, đôi lúc còn xin ở nhờ lều của những người du mục, và xin quá giang xe máy của dân địa phương.

ảnh tham khảo Maximizing

Chuyến hành trình đáng nhớ đó đã làm Yamada nảy ra ý tưởng mới về việc kết nối lại mọi người trên thế giới cùng nhau, nhất là sau khi anh nhận ra rằng ngay cả những ngôi làng tưởng chừng là nghèo khó nhất cũng vẫn có điện thoại di động. Và thế là dịch vụ thương mại điện tử C2C chuyên dành cho di động Mercari đã ra đời.
​Yamada cho biết: “Chuyến đi đã làm mở mang tâm trí của tôi, và thôi thúc tôi sáng tạo ra một thứ gì đó có thể giúp ích cho thế giới. Từ đó tôi bắt đầu suy nghĩ về việc xây dựng một nền tảng (platform) cho phép mọi người trao đổi tiền bạc và dịch vụ thông qua điện thoại”.

ảnh tham khảo Financetime

Giấc mơ chinh phục toàn cầu

 

Giờ đây, trụ sở của Mercari đang nằm ở trong cùng khu Roppongi Hills (Tokyo) với văn phòng của Google và Goldman Sachs.
Chuyên gia phân tích Tomoaki Kawasaki nhận định: “Mercari đang ở vị trí dẫn đầu tại Nhật Bản, và có rất nhiều lợi thế cho những công ty nào đi tiên phong”.

Yamada lập ra chiến lược tăng cường sự hiện diện tại thị trường Mỹ, đối đầu trực tiếp với các ông lớn Amazon và eBay.

ảnh tham khảo PYMNTS

Kể từ khi có mặt tại Mỹ vào tháng 9/2014, Mercari đã được 7 triệu lượt tải về, tuy nhiên việc giữ chân người dùng khá là khó khăn.
Để lật ngược tình thế, Yamada đã chấp nhận bỏ khoản phí dịch vụ 10% cho người dùng tại Mỹ, cũng như tăng cường quảng cáo qua kênh mạng xã hội.
Thành quả đạt được sau đó là Mercari đã lọt vào top 10 ứng dụng được tải về nhiều nhất trên iOS App Store.

ảnh tham khảo Mercari

Với Yamada, việc có một chỗ đứng tại thị trường Mỹ là điều cực kỳ cần thiết để trở thành một công ty tầm cỡ thế giới: “Nếu chúng tôi không làm điều đó, sẽ có một công ty khác chiếm lĩnh cả nước Mỹ và từ đó tiến sang Nhật Bản. Đây là một ví dụ cho thấy rằng tấn công chính là cách phòng thủ tốt nhất”.

ảnh tham khảo Wall Street

James Riney, giám đốc của công ty đầu tư mạo hiểm 500 Startups Japan nói:
“Mercari là biểu tượng của thành công trong cộng đồng khởi nghiệp ở Nhật, Tôi liên tưởng về một nhóm “Mercari Mafia” – một hình thức giống “nhóm mafia” sáng lập nên PayPal sau đó từng người lại lần lượt tạo nên Palantir, Tesla và LinkedIn. Hy vọng những người ở Mercari sẽ có được những kinh nghiệm về việc phát triển công ty và rồi ra ngoài tự xây dựng công ty của riêng họ, lặp lại mô hình thành công đó”.

Hải Âu (tin tức tổng hợp)

Những lý do kìm hãm khởi nghiệp của nữ giới ở Nhật Bản

Bạn có biết giới doanh nhân Nhật Bản thích chơi gì nhất? Và vì sao?

Sự thật ít người biết về “người lập dị” đã đầu tư cho Jack Ma và tập đoàn Alibaba

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: