Người khắc chữ “A.HÀO” lên di tích quốc gia Nhật Bản có thể đối mặt án 5 năm tù và nộp phạt 60 triệu đồng
Trước đây, khi có một vụ việc tương tự diễn ra ở núi Phú Sĩ, đại diện cơ quan bảo tồn đã lên tiếng về mức phạt khắt khe mà pháp luật Nhật Bản quy định cho hành vi phá hoại khu di tích, nơi công cộng.
Từ hôm 30/10 ban quản lí di tích Thành cổ Yonago, tỉnh Tottori, Nhật Bản chính thức thông báo phát hiện nhiều dòng chữ, hình vẽ được cho là dùng vật nhọn khắc lên tường đá của thành cổ.
Trên đó có một số dòng chữ viết bằng chữ Kanji của Nhật Bản, tuy nhiên ban quản lí đặc biệt quan tâm chữ “A.HÀO” cùng 2 hình vẽ ngôi sao và trái tim, vì nó khắc vào tường đá gần như cao nhất, ai đến tham quan khu di tích cũng dễ dàng nhìn thấy!
Dòng chữ được cho là “A.HÀO” trên bệ đá thành cổ (Ảnh: Asahi.com)
Cận cảnh dòng chữ A.HÀO (ảnh: Yahoo! Japan)
Nơi phát hiện dòng chữ vẽ bậy nhìn từ Google Map (ảnh: Yahoo! Japan)
Hôm tiến hành ghi nhận vụ việc (ảnh: Yahoo! Japan)
Ngay lập tức, hàng loạt báo Nhật đã đồng loạt bức xúc phản ánh vụ việc. Chính quyền cũng lên tiếng. Ông Hirayama Akiramoto – trưởng ban bảo tồn văn hóa thành phố Yonago cho biết: “Không thể nào chấp nhận hành vi gây hại cho tài sản văn hóa, có giá trị to lớn và ý nghĩa thiêng liêng đối với hậu thế”.
Hiện tại, ban quản lí đã lên kế hoạch khôi phục di tích như sơn lại bề mặt đá, dùng keo nhựa,… nhưng các biện pháp này e rằng không thể tiến hành nhanh. Lí do vì các dòng chữ vẽ lên nguệch ngoạc với kích thức lớn, nhiều chữ dài hơn 60cm.
Thành phố Yonago cũng phát bản tin kêu gọi người dân và du khách có ý thức trách nhiệm khi đến thăm những khu di tích thắng cảnh và nơi công cộng. Đồng thời họ cho biết sẽ tiếp tục điều tra những người đã khắc bậy lên tường thành của di tích Yonago.
Được biết, riêng với dòng chữ A.HÀO, nhiều báo Nhật dẫn lời một du khách cho biết, dòng chữ này chỉ xuất hiện trong khoảng 22/10 đến 26/10, trước đó chưa từng thấy. Đây cũng là lần đầu tiên thành cổ Yonago bị “bôi bẩn” nhiều đến thế.
Đất nước mặt trời mọc nổi tiếng với lòng hiếu khách nhưng cũng thẳng tay áp dụng hình phạt với các hành động phá hoại.
Trước đây, năm 2014 từng có việc một nhóm du khách Indonesia viết bậy khi đến thăm núi Phú Sĩ, gây phẫn độ cho người dân Nhật Bản lẫn Indonesia.
Khi đó, ông Toshio Kosaka – Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới núi Phú Sĩ cho biết, theo Luật Bảo tồn vốn rất chặt chẽ của Nhật thì người vẽ bậy lên di tích, điểm văn hóa có thể lãnh mức án cao nhất là ngồi tù 5 năm và chịu phạt hành chính 300.000 yên (hơn 60 triệu đồng).
Tháng 6/2016 từng có vụ nhóm sinh viên đại học Nhật Bản phải nộp phạt 50.000 yên (hơn 10 triệu đồng) vì viết, vẽ bậy ở một điểm tham quan của tỉnh Tottori.
Theo Kênh 14/ nguồn Yahoo! Japan, Jakarta Shimbun
Lái xe đường dài : Ác mộng ở Việt Nam là thiên đường ở Nhật Bản
Những chuyện bạn tha hồ làm ở Việt Nam, nhưng lại không nên làm ở Nhật