Cha đẻ của “Chim mẹ” Momo – Keisuke Aiso khẳng định đã khai tử cho nhân vật

Gần đây, búp bê Momo (chim mẹ) đang là vấn đề nóng khi “thử thách Momo” xuất hiện trên Youtube Kid, trở thành khủng hoảng tinh thần lớn với trẻ em và phụ huynh.

Cha đẻ của hình tượng này thực chất là một nhà điêu khắc người Nhật tên là Keisuke Aiso. Sau rất nhiều tin tức tiêu cực liên quan đến thử thách nói trên, bản thân anh cũng bị lên án chỉ trích rất nhiều dù thực tế Keisuke cũng là nạn nhân của vụ việc.

“Chim mẹ” (tên ban đầu của Momo) là sản phẩm Keisuke đem ra trưng bày tại một triển lãm nghệ thuật ở Tokyo, Nhật Bản về những câu chuyện kinh dị vào năm 2006. Cái tên Momo chỉ bắt đầu xuất hiện khi hình ảnh “chim mẹ” được lan truyền trên mạng.

Ảnh Unilad

Ý tưởng ban đầu của tác giả là tạo ra một nhân vật với đầu phụ nữ và nửa thân dưới của chim. Mục đích phát minh đơn giản chỉ muốn doạ mọi người với sản phẩm tưởng tượng mà anh lấy cảm hứng từ một câu chuyện ma Nhật Bản kể về một người phụ nữ chết khi sinh con. Linh hồn cô ta không thể siêu thoát và hoá thành con quái vật nửa người nửa chim.

Ảnh starspost

Thiết kế này của Keisuke thực ra không đem lại thành công cho tác giả. Thế nhưng sau đó, hình ảnh “chim mẹ” đã bị ăn cắp, trở thành một nhân vật nguy hiểm nhắm tới đối tượng là trẻ em có tên là Momo. Bằng cách nào đó, Momo đã xuất hiện chen ngang vào các Video Peppa Pig trên Youtube.

Ảnh Practical Parenting

Đây cũng là gốc rễ của “thử thách Momo”. Nội dung thử thách là đứa trẻ sẽ giao tiếp với một nhân vật tượng tưởng mang hình hài “chim mẹ” (Momo), bằng giọng nói ám ảnh yêu cầu đứa trẻ thực hiện những thử thách. Ví dụ, Momo đã từng yêu cầu một cậu bé 5 tuổi găm tuốc vít vào ổ cắm điện nếu không cô ta sẽ đến tìm cậu bé.

Có nhiều báo cáo cho thấy đã có trường hợp một nữ học sinh hoảng loạn sau khi tiếp xúc với Momo, đến mức tự đập đầu vào tường, không dám đi vệ sinh một mình và chịu đựng hiện tượng bóng đè hằng đêm.

Keisuke cho biết từ sau khi “chim mẹ” được biết đến rộng rãi với vai trò Momo tại thị trường nước ngoài, nhân vật này chỉ gây thêm phiền phức cho anh mà thôi. Tuy nhiên, nhà điêu khắc cũng cho biết đã từng cảm thấy bất ngờ khi sản phẩm của mình bỗng dưng nổi tiếng, dù anh khẳng định Momo chỉ giống “chim mẹ” ở đôi mắt.

Keisuke cảm thấy dù sản phẩm của anh đã bị ăn cắp, anh cũng cần có trách nhiệm trước mối nguy hiểm đến từ con búp bê mà anh đã tạo ra.

Ảnh Practical Parenting

“Dù người ta không biết liệu nó có thật hay không, nhưng thực tế đã có rất nhiều trẻ em bị ảnh hưởng và tôi cảm thấy cần phải chịu trách nhiệm cho điều này”

“Nó không còn tồn tại nữa. Nhân vật của tôi đã bị thối rửa và tôi đã vứt nó đi rồi”. Keisuke nói khi trả lời phỏng vấn của The Sun “Những đứa trẻ có thể yên tâm rằng Momo đã chết, cô ta không còn tồn tại nữa và lời nguyền đã được hoá giải”.

Không đơn giản như vậy

Ảnh KXNet.com

Sự việc nổ ra không đơn thuần chỉ vì sự xuất hiện của nhân vật Momo, mà còn bởi sự lỏng lẽo trong quản lý của mạng xã hội Youtube, đặc biệt trên các sản phẩm hướng tới đối tượng trẻ em. Không riêng gì thử thách Momo, có rất nhiều Video về đề tài ấu dâm có thể được tìm thấy trên Youtube Kid với chỉ vài cú nhấp chuột.

Bên cạnh đó, sự quản lý hời hợt của người lớn khi cho phép trẻ xem Video một mình với thời gian dài không những giảm khả năng giao tiếp xã hội của trẻ mà còn tiếp tay những thành phần xấu trên mạng xã hội – vốn là môi trường không an toàn với cả người lớn, đừng nói là trẻ con.

Hy vọng với tuyên bố của Keisuke, người lớn có thể tạm thời trấn an con mình rằng Momo đã không còn nữa, nhưng nếu những Video độc hại này vẫn tiếp tục xuất hiện, sự việc sẽ không ngừng lại.

Tham khảo Nzherald.co.nz

 

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: