Vụ tai nạn “đáng ngờ” trở thành đề tài nóng trong xã hội Nhật về quyền bình đẳng
Ngày 19/4, trên giao lộ quận Ikebukuro, thành phố Tokyo xảy ra một vụ tai nạn giao thông. Một ông lão 87 tuổi lái xa hơi đâm vào một đám đông đi bộ, khiến 10 người văng ra. Thế nhưng trên đường bỏ chạy, chiếc xe vi phạm va chạm với một xe rác, buộc phải dừng lại.
Hậu quả của vụ tai nạn là một phụ nữ 31 tuổi và đứa con 3 tuổi tử vong.
Ảnh: https://news.nifty.com/article/domestic/society/12184-47581/
Dân số Nhật Bản đang già hoá, đồng nghĩa với việc số lượng người cao tuổi đang tăng dần. Tuổi cao, sức yếu, nhiều người trong số họ không đủ minh mẫn và nhanh nhạy để xử lý tình huống. Điều này gây hậu quả nghiêm trọng tương tự như vụ tai nạn kể trên.
Mặc dù chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp như rút ngắn thời gian gia hạn đối với bằng lái của người cao tuổi, thậm chí một số người còn tự nguyện nộp bằng lái vì lợi ích của cộng đồng. Thế nhưng tỷ lệ gây tai nạn vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm.
Quay trở lại vụ xảy ra ở quận Ikebukuro, điều gây xôn xao dư luận hơn cả là thái độ của cơ quan chức năng trước vi phạm của người đàn ông 87 tuổi.
Thông thường, trong tình huống tương tự, cảnh sát sẽ điều tra xem người đàn ông trên cố tình hay vô ý gây tai nạn, sau đó thời sự, báo đài sẽ đưa tin.
Thế nhưng tuyệt nhiên, người đàn ông không hề bị bắt mà chỉ được yêu cầu hợp tác điều tra khi cần thiết.
Chính thái độ của các kênh truyền thông chính thống và lực lượng chức năng khiến cho cộng đồng người dân vô cùng bất mãn. Sau khi cư dân mạng vào cuộc điều tra, mới biết được thân thế thực sự của người đàn ông.
Thật ra ông là hiệu trưởng Viện kỹ thuật công nghệ và công nghiệp, kiêm phó giám đốc một doanh nghiệp lớn. Thậm chí còn được nhà nước tặng Huân chương.
Ngay sau đó, một cơ quan truyền thông đã xác nhận thông tin chức danh của người đàn ông trên hệt như những gì cư dân mạng đã “lùng sục”. Điều này càng khiến người dân căm phẫn.
Vậy nếu ngày đó, không phải là “ngài hiệu trưởng” kia, mà là một người dân bình thường khác thì sẽ bị đối xử như thế nào?
Phải chăng trong xã hội Nhật, người ở một vị trí cao có thể được đối xử đặc biệt?
Thật ra, trước đây, vụ án chèn chết người đi đường của nữ phóng viên đài Fuji TV cũng từng được chú ý. Bởi cô này đã không bị bắt vì lý do không tìm được chứng cứ.
Sau vụ việc, tuy cô này không thể quay lại ngành phóng viên, nhưng cũng không hề chịu một án phạt nào mà thản nhiên quay trở lại cuộc sống.
Trái lại, nạn nhân thì đã ra đi vĩnh viễn…
Sau vụ việc lần này, liệu chính phủ có còn giữ được lòng tin với người dân về quyền bình đẳng?
Hay chính sự phân biệt đẳng cấp này mới là thứ “ngấm ngầm” bảo vệ nước Nhật ở hiện tại và tương lai?
Kengo Abe
Câu chuyện người phụ nữ 7 khuôn mặt- chạy trốn suốt 15 năm, suýt tí nữa thoát tội
Tổng số tuổi lên tới 347 tuổi!!! Nhóm nhạc người già Nhật tung MV khuấy đảo cộng đồng nước ngoài
Nhật Bản “dụ dỗ” người già nộp bằng lái để nhận phiếu giảm giá