Tai nạn máy bay thảm khốc nhất lịch sử ngành hàng không, vợ phi công trưởng liên tục xin lỗi vì xác chồng được tìm thấy trước

Ngày 12 tháng 8 năm 1985 là một ngày định mệnh. Chuyến bay Boeing B747 mang số hiệu JL123 cất cánh từ sân bay Narita, di chuyển đến sân bay Osaka Itami giữa đường phát sinh sự cố và rơi xuống tỉnh Gunma.

Chiếc máy bay chở 524 hành khách đang trên đường nghỉ lễ Obon, kỳ nghỉ dài hằng năm ở Nhật Bản.

520 người trong tổng số hành khách đã thiệt mạng. Đây là vụ rơi máy bay có số lượng người chết nhiều và kinh hoàng nhất trong lịch sử hàng không thế giới.

Dưới đây là hình ảnh chiếc máy bay tử thần.

Ảnh: https://ja.wikipedia.org/wiki/日本航空123便墜落事故

Chiếc máy bay này trước đó đã xảy ra tai nạn ở sân bay Osaka Itami.

Trong một lần hạ cánh xuống sân bay, phần đuôi của máy bay đã ma sát xuống đường băng và gây ra tai nạn. Việc sửa chữa lúc đó được giao cho hãng sản xuất máy bay Boeing. Nguyên nhân xảy ra tai nạn lần này được cho là do việc sửa chữa không cẩn thận ở lần tai nạn trước.

Sau khi máy bay cất cánh được 12 phút, ở độ cao 7.200m so với mực nước biển, vị trí gần tỉnh Kanagawa thì đột nhiên phát sinh tình trạng khẩn cấp. Bất ngờ có một tiếng nổ lớn làm cho một phần đuôi máy bay bị văng đi. Dẫn đến hệ thống thuỷ lực bị hư hại. Cần điều khiển máy bay và hai bên cánh máy bay rơi vào tình trạng không kiểm soát được.

Tuy vậy, các phi công của chuyến bay này đều đã được tập huấn cho tình huống nguy hiểm, sau khi sự cố xảy ra các phi công vẫn giữ cho máy bay tiếp tục di chuyển trên bầu trời thêm 30 phút nữa, đây cũng là một trường hợp khá hiếm gặp trong các tai nạn hàng không.

Những hành khách trên máy bay lúc đó tâm trạng không được ổn định, họ đã viết lại lời trăn trối cuối cùng với những dòng chữ run run.


Ảnh: https://twitter.com/hashtag/日航機墜落事故

Hình trên là di thư của một phụ nữ gửi đến mẹ mình:

Mẹ ơi, sự việc thành ra như vậy con cũng không thể làm gì
Vĩnh biệt mẹ
Mấy đứa nhỏ đành trông cậy cả vào mẹ vậy
Bây giờ là 6g rưỡi
Máy bay đang bay vòng vòng để tìm chỗ hạ cánh khẩn cấp.
Thật lòng mà nói con rất biết ơn vì con đã được sống một cuộc đời rất hạnh phúc

Ảnh: https://www.jiji.com/jc/d2?p=pcr00101-04582825&d=004soc

Đây là lời kêu cứu chung của hầu hết các hành khách trên chuyến bay ngày hôm đó: Cứu tôi với! Tôi không muốn chết!

Trong tình trạng máy bay rung lắc khủng khiếp, khỏi phải nói những dòng di thư được viết ra trong tâm trạng hoảng loạn như thế nào.

Sau khi vụ tai nạn diễn ra được 20 phút, máy bay vận tải của quân đội Mỹ và máy bay chiến đấu F4 của lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã phát hiện ra một trận hoả hoạn trên núi. Mất khoảng 46 phút sau đội cứu hộ của lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã dùng trực thăng đến nơi cứu nạn. Nhưng do một số lý do nên công tác cứu nạn đã không được thực hiện. Nhiều người cho rằng trên chuyến bay gặp nạn đó đã chở rất nhiều hàng hoá mang chất phóng xạ, lo sợ sự rò rỉ phóng xạ từ máy bay nên công tác cứu hộ đã bị dừng lại.

Vào lúc tối muộn, toàn bộ thi thể không còn nguyên vẹn của 520 hành khách đã được tìm thấy.

Đây là bức ảnh được đăng trên tạp chí thời điểm đó.

Ảnh: http://rapt-neo.com/?p=28186

Tuy nguyên nhân chính của vụ tai nạn là do vấn đề sửa chữa máy bay trước đó, nhưng rất nhiều người đã khủng bố điện thoại nhà phi công trưởng.

Có rất nhiều cuộc điện thoại gọi đến với nội dung: “Đồ sát nhân giết hại 520 người. Thử coi mày có sống được trên đời này không?”. Nghe nói vợ của phi công trưởng đã trả lời cẩn thận từng cuộc điện thoại một. Trong mỗi cuộc điện thoại bà đều có câu:

“Tôi vô cùng xin lỗi”

Vừa nói, người phụ nữ vừa nghẹn ngào trong dòng nước mắt.

Tại hiện trường, có rất nhiều thi thể nạn nhân không thể nhận diện. Trong hoàn cảnh đó mẩu răng của phi công trưởng lại được phát hiện sớm nhất. Vì sự việc đó vợ của phi công trưởng đã nói thế này:

“Trong khi vẫn còn có nhiều nạn nhân chưa xác định được rõ danh tính, tôi vô cùng xin lỗi vì danh tính của chồng tôi đã được tìm ra trước”

Nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn không phải do lỗi của phi công trưởng nhưng việc người vợ liên tục nhận lấy lỗi lầm có lẽ chỉ xảy ra trong xã hội Nhật…

Con gái lớn của vị phi công trưởng ngày ấy là cô Takahama Yoko, hiện đang làm việc tại hãng hàng không JAL, cũng chính là nơi người cha đáng kính của cô từng công tác.

Ảnh: https://blog.goo.ne.jp/mccreary/e/d454ec7ffa347d5afdefa4455a51021f

Sau khi vụ tai nạn xảy ra không lâu thì hộp đen của máy bay được tìm thấy. Từ hộp đen chị Takahama Yoko nghe thấy tiếng nói của cha mình từ lúc máy bay gặp nạn đến lúc chuẩn bị đâm vào vách núi. Bất chấp tất cả, cha vẫn cố gắng giúp máy bay hạ cánh an toàn. Từ đó, cô luôn kính trọng và nể phục cha mình dù dư luận có nói gì đi nữa.

Hiện nay, cô đang làm việc ở vị trí kiến tạo những chuyến bay an toàn để đảm bảo rằng không còn sự việc nào đáng tiếc như sự việc trên xảy ra lần nữa.

Kengo Abe

Cũng chịu ảnh hưởng thời tiết xấu, vậy mà sân bay Nhật có tỷ lệ đúng giờ cao nhất thế giới, lại còn bonus thêm nhiều chỗ chơi thú vị

Hãng hàng không Nhật ép hành khách bị liệt tự bò lên máy bay

Bị nhân viên an ninh giữ lại, xem vé máy bay mới “tá hoả” vì 4 chữ này

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: