Tất tần tật về Lễ hội Hakata Gion Yamakasa – một trong những lễ hội thú vị và hoành tráng nhất Nhật Bản

Lễ hội Hakata Gion Yamakasa (博多祇園山笠) là một trong những lễ hội thú vị và hoành tráng nhất Nhật Bản. Lễ hội được tổ chức vào nửa đầu tháng bảy và đỉnh điểm là cuộc đua thử thời gian vào sáng ngày 15. Trong cuộc đua, người của bảy khu phố Fukuoka, Quận Hakata sẽ thi nhau đẩy xe hoa dọc theo con đường dài 5 km xuyên thành phố.

Ảnh https://omatsurijapan.com/blog/hakatagionyamagasa/

Lễ hội Hakata Gion Yamakasa là nghi thức cúng tế của Đền Kushida đến nay đã kéo dài được hơn 700 năm và thu hút hơn 1 triệu khán giả mỗi năm. Nguồn gốc lễ hội được cho là xuất phát khi dịch bệnh lan tràn tại Hakata năm 1241. Shoichi Kokushi – người thành lập chùa Joten-ji đã tưới nước cầu nguyện để làm sạch thị trấn và cầu xin bệnh dịch biến mất. 

Có hai loại xe hoa được sử dụng trong lễ hội, một loại sặc sỡ sắc màu được gọi là Kazariyama, một loại dùng để đua gọi là Kakiyama. Kazariyama cao khoảng 13 mét và cố định. Trong khi đó, Kakiyama cao 5 mét và nặng khoảng 1 tấn. Trên xe được trang trí búp bê Samurai hoặc những nhân vật với chủ đề là các sự kiện lịch sử hoặc giai thoại về văn hóa Nhật Bản. 

Ảnh https://asianbeat.com/en/feature/shiro/vol2/kazariyama-4.html

Những chiếc xe này được thiết kế bởi đội địa phương và những bậc thầy làm búp bê ở Hakata. 

Lễ hội diễn ra quanh Đền Kushia nhưng cuộc đua diễn ra quanh khu vực Hakata. 

Từ ngày 10 – 14, các đội sẽ tổ chức thi thử. Vào ngày 15/7, cuộc đua chính thức sẽ diễn ra. 

Lúc 4h59 phút sáng, sau khi tiếng trống báo hiệu cất lên, các đội sẽ bắt đầu khởi hành trên chặng đường đua dài 5km. Đội nhanh nhất thường mất chưa đến 30 phút để hoàn thành cuộc đua, các giám khảo sẽ đánh giá kết quả dựa trên tốc độ, phong cách — các đội phải trông thật duyên dáng và hùng dũng khi chạy với Kakiyama trên vai.

Bảy đội thi đấu trong cuộc đua sẽ đại diện cho bảy quận của Hakata: Higashi, Nakasu, Nishi, Chiyo, Ebisu, Doi và Daikoku. Mỗi đội đều dành vài tháng trước lễ hội để chuẩn bị Kakiyama và luyện tập cho cuộc đua.

Để phân biệt vai trò của những người tham gia, chỉ cần nhìn vào màu sắc của băng đô (Tenugui).

 Màu đỏ chỉ người chạy, có trách nhiệm vác Kakiyama; màu đỏ và trắng chỉ những người lớn tuổi chịu trách nhiệm lập kế hoạch và hậu cần; cuối cùng, màu xanh và trắng chỉ những người lớn tuổi chịu trách nhiệm về sức khỏe con người và sự an toàn của toàn bộ hoạt động. Ngoài ra, tất cả sẽ mặc áo truyền thống, đóng khố và vừa hát câu truyền thống “Oissa, oissa..” khi đua. 

Có khoảng 30 người sẽ cùng nhau vác Kakiyama trong cuộc đua, bốn vị dai-agari cưỡi trên Kakiyama có nhiệm vụ điều hướng. 

Ảnh https://www.japan-guide.com/e/e4808.html

Bên cạnh đó, các dai-agari cũng sử dụng một chiếc gậy đỏ để ra hiệu thay người khi cần. Với trọng lượng “kinh khủng” của Kakiyama, ngay cả người đàn ông khỏe nhất cũng chỉ trụ được khoảng 3-4 phút. 

Lộ trình của cuộc đua bắt đầu bên cạnh Đền Kushida-jinja và kết thúc phía sau Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á Fukuoka. Tuyến đường uốn lượn qua các con phố của Hakata, và các góc cua trở thành tâm điểm bởi các pha “bẻ lái”, khi những chiếc Kakiyama hạng nặng xoay chuyển cùng những tiếng hô vang quanh góc cua. 

Ảnh https://www.japan-guide.com/e/e4808.html

Trong cuộc đua, có một người có nhiệm vụ xịt nước vào các tay đua để giúp họ hạ nhiệt. Cuộc đua thường kết thúc sau 6h sáng. 

Có một điều khá thú vị là mọi người sẽ hạn chế ăn dưa leo trong thời gian diễn ra lễ hội vì mặt bên trong của quả dưa chuột được cho là giống với vị thần của lễ hội – Gion sama. 

Một số hình ảnh cực giống thật của các búp bê.

Ảnh https://mainichi.jp/english/graphs/20210618/hpe/00m/0et/002000g/1ê

Búp bê Samurai trang trí trên Kakiyama và Kazariyama 

 

 

LINH
Xem thêm: