Tại sao Bồ tát Địa tạng lại được đeo yếm và đội mũ đỏ?
Ở một góc Chùa hay ngôi mộ Nhật Bản thường đặt một bức tượng Phật bé nhỏ trông vô cùng đáng yêu như thế này, bạn đã bao giờ có dịp được chứng kiến tận mắt chưa nhỉ?
Vị này là Thần linh ư, hay là mô phỏng lại khách đến cúng bái nhỉ?
Nhiều người không biết nên cứ thế đi ngang qua luôn.
Nếu bạn đi dạo ở những khu phố cổ, bạn cũng sẽ có dịp thấy những bức tượng đá như vậy đặt ở lề đường.
Đây là Ojizou-san (Địa tạng Bồ tát).
Tên thật của Ojizou-san là Jizobosatsu, xuất hiện trong tín ngưỡng Phật giáo của Nhật Bản. Tên của Ojizou-san trong tiếng Phạn của Ấn Độ là Kṣitigarbha.
Cái tên お地蔵さん (Ojizou-san) là ghép của 大地 (daichi, đất đai rộn lớn) – Đại địa và 胎内 (tainai – bào thai) – Thai nội mà thành.
Theo như tên gọi, Ojizou-san mang sức mạnh che chở, bảo vệ mọi sinh mệnh trên trái đất, có trái tim từ bi rộng lớn như đất mẹ, bao bọc lấy mọi sự thống khổ của nhân loại và cứu giúp chúng sinh.
Người ta cho rằng sau khi ông tổ Phật giáo là Thích ca biến mất, khoảng 576 triệu năm sau, Bồ Tát Di Lặc sẽ xuất hiện để cứu giúp loài người, thế nhưng trong thời gian dài hàng trăm triệu năm đó, trên thế gian sẽ không có vị Thần nào. Lúc ấy, Ojizou-san sẽ dang tay bảo vệ chúng ta.
Câu chuyện về vị cứu khổ chúng sinh này có nhiều biến thể tuỳ vào địa phương và tông giáo. Ojizou-san là phiên bản của Phật giáo Nhật Bản.
Thêm nữa, Ojizou-san còn là vị thần hộ mệnh của trẻ con, bảo vệ sự an toàn của lũ trẻ, đó là lý do bạn thường thấy Ojizou-san được người ta đeo yếm và đội mũ đỏ cho như trẻ con.
Ngày xưa, khi y tế chưa phát triển, rất nhiều trẻ vừa ra đời đã chết. Người xưa quan niệm rằng nếu đeo yếm và đội mũ cho trẻ sẽ có thể tăng tỷ lệ sống. Việc đeo yếm và đội mũ cho tượng Ojizou-san là tàn dư của phong tục này.
Mùa Covid-19 còn phải mang thêm khẩu trang nữa.
Có thể nói Ojizou-san là vị Thần thân thuộc nhất của người Nhật. Do đó nếu có dịp nhìn thấy Thần, hãy chắp tay và cầu nguyện nhé !!!
Kengo Abe