Mùa lạnh là mùa để mặc đẹp – Không chỉ thời nay mà từ thời Edo đã vậy

Thời tiết Nhật Bản rõ rệt 4 mùa, tuy là có cảnh sắc đặc trưng nhưng lại hết sức khắc nghiệt vì sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa các mùa. Chính vì thế mà sinh hoạt của người dân cũng gặp phải những bất tiện nhất định.

Đương nhiên không ai mặc cùng một loại trang phục cả năm cả, thế nhưng thói quen thay đổi trang phục của người Nhật trong một năm rất đặc trưng. Nhiều người phân sẵn các ngăn đựng trang phục theo mùa trong tủ quần áo.

Như bạn cũng biết, trang phục truyền thống của người Nhật là Kimono. Trước khi du nhập Âu phục, người Nhật mặc Kimono như trang phục thường ngày. Do đó mà Kimono cũng có nhiều phiên bản phù hợp với từng mùa.

Thời Edo, mùa Đông rất lạnh, nhiệt độ xuống thấp khoảng 5 độ C. Năm nào tuyết cũng rơi dày, sông bị đóng băng không phải chuyện hiếm. Do đó mà đời sống cũng rất vất vả.

Vào thời đại này, trong một năm người Nhật có bốn lần thay đổi trang phục. Tuy nhiên họ không đổi hẳn sang trang phục loại khác như hiện nay mà sẽ may vá thêm vào Kimono để phù hợp với thời tiết. Ví dụ trang phục mùa Hè may bằng một mảnh vải thì khi Thu đến, người Nhật may thêm vào một lớp vải lót. Đến mùa Đông sẽ độn thêm bông gòn cho ấm, Xuân về lại tháo lớp vải lót và bông đệm ra.

Vì người phụ nữ trong gia đình có vai trò may vá, sửa áo cho cả nhà do đó kỹ năng may vá là yêu cầu tối thiểu với người phụ nữ thời Edo.

Trong bài này hãy cùng ngắm tranh Ukiyo-e và xem cách người Nhật sinh hoạt trong những bộ Kimono mùa Đông nhé.

https://intojapanwaraku.com/art/142475/

Người Nhật thích ngắm tuyết, nhưng vì tuyết lạnh nên không phải ai cũng thích mùa Đông, Vào ngày Đông, họ sẽ ngồi trong các quán ăn kiểu Nhật có không gian ấm cúng, vừa ngắm tuyết vừa uống rượu. Thêm nữa người Nhật thời Edo cũng thích ngồi trên các thuyền nổi đi dạo sông Sumida ngắm tuyết rơi. Tuy nhiên những thú vui xa xỉ này chỉ dành cho giới nhà giàu.

Đặc biệt, họ cũng thích “phối đồ” để đi chơi, dù là thời nào thì mùa lạnh cũng là dịp để mặc đẹp.

Vào Đông, việc chèn thêm các lớp áo là để cho ấm, thế nhưng người Nhật cũng chú trọng phối màu sao cho tinh tế, đẹp mắt.

Muốn giản dị có giản dị, muốn kiêu sa có kiêu sa.

 

Dù phối nhiều màu ở bên trong, nhưng vì lớp ngoài cùng là màu đen nên đem lại kết cấu chặt chẽ, tạo ấn tượng quý phái, kiêu kỳ.

Thế nhưng điều có thể sẽ khiến bạn ngạc nhiên nằm ở phần chân. Họ không mang tất giữ ấm mà chỉ để chân trần, đi Geta (guốc truyền thống Nhật Bản). Không phải như vậy sẽ bị lạnh sao?

Nhìn bức tranh này có thể thấy cách phối màu của người Nhật xưa rất giống với thời hiện đại.

Từ xưa đến nay, người Nhật vẫn luôn có xu hướng mặc áo bành tô màu trầm ở bên ngoài kết hợp với các lớp áo bên trong có màu nhấn (accent color) để tạo phong cách trang nhã.

Cách phối màu như hình bên dưới là kiểu phổ biến thường gặp.

Trong hình này cô gái mặc áo khoác ngoài màu nâu (màu trầm) còn áo bên trong là màu xanh nổi bật (màu nhấn).

Thế nhưng thay vì chỉ “lấp ló” ở bên trong, phần màu xanh nổi bật cũng được thể hiện một cách táo bạo ra bên ngoài, trông rất ngầu đúng không.

Hãy cùng ngắm nhìn thêm một số tranh mô tả các cô gái thời Edo vui chơi trong trang phục Kimono mùa Đông nhé.


Không chỉ là biện pháp chống lạnh mùa Đông, Kimono còn tôn lên vẻ đẹp quý phái của con người Edo. Vì Edo là thời kỳ hoà bình kéo dài, tôi nghĩ rằng phong cách thời này chính là nền tảng để định hình cho gu thời trang của người Nhật thời hiện đại.

Kengo Abe
Xem thêm: