Mizuhiki – Văn hoá quà tặng Nhật Bản ra đời từ một sự hiểu lầm

Mizuhiki – Văn hoá quà tặng Nhật Bản ra đời từ một sự hiểu lầm

 

 

Ở Nhật Bản, khi đưa tiền cho ai đó, việc bỏ tiền vào trong phong bì là điều cơ bản.

Bên ngoài phong bì là những sợi dây có màu sặc sỡ được thắt lại, Quý vị có từng nghe qua hay biết về chúng không ạ?

Vật này được gọi là mizuhiki, không chỉ riêng Nhật Bản, chúng cũng rất được người nước ngoài yêu thích.

Tuy nhiên, đây dường như là một nền văn hoá bắt đầu từ sự hiểu lầm và dần phát triển đến ngày nay.

 

Bị hiểu lầm là văn hoá quà tặng của Trung Quốc

Vào khoảng thế kỷ 14, thời kỳ là Muromachi, Nhật Bản giao thương với Trung Quốc ( lúc bấy giờ là thời nhà Minh ).

Việc mậu dịch này được khuếch đại và việc giao thương với Hội An ở Việt Nam cũng bắt đầu, nhưng việc này đã xảy ra trước đó không lâu.

Vào thời điểm đó, có vẻ những sợi dây màu đỏ và trắng được thắt vào các hộp đựng đồ nhập khẩu từ nhà Minh.

Với suy nghĩ cho rằng:

“Vào thời nhà Minh, những sợi dây màu đỏ và trắng được kết vào để đánh dấu quà tặng.”

Nên ban đầu việc sao chép ý tưởng này là để chạy theo mốt mới nhất của nhà Minh vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, ở nhà Minh, đây là cách để có thể dễ dàng phân biệt được “cái này là hàng để xuất khẩu”.

Thế nên mới nói mizuhiki của Nhật Bản ra đời từ sự hiểu lầm và cứ thế mà phát triển đến ngày nay.

 

 

Cách chọn mizuhiki

Người ta nói rằng khi chọn mizuhiki không được mắc sai lầm trong màu sắc, hình dáng hoặc số sợi.

Biết được điều này sẽ giúp Quý vị dễ dàng hơn trong việc lựa chọn quà lưu niệm.

Vì có sự khác nhau giữa các địa phương nên tôi sẽ nói về kiến thức thông thường phổ biến ở Nhật Bản.

 

Trước tiên là về màu sắc của dây.

Màu đỏ kết hợp với trắng, vàng kết hợp với bạc được dùng vào những dịp chúc mừng. Không sử dụng những màu này vào các trường hợp liên quan đến tang lễ, mà sử dụng các màu trắng đen.

 

Tiếp theo là số sợi.

Về cơ bản, nó phải là một số lẻ. Thường là 05 sợi.

Trường hợp sử dụng trong hôn lễ thì là 10 sợi.

 

Có rất nhiều cách thắt nút khác nhau tôi không thể giải thích đầy đủ, nhưng đơn giản nhất là ý nghĩa sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào việc đầu dây hướng lên trên hay hướng xuống dưới.

 

Nếu thắt nó giống như thắt dây giày thể thao thì đầu dây sẽ hướng xuống dưới.

Kiểu này sử dụng trong phạm vi “những điều bạn muốn chúc mừng nhiều lần trong tương lai”.

Ví dụ như là lễ mừng sinh con, mừng nhập học và mừng thọ.

 

Ngược lại, đầu dây hướng lên thì là “những điều không nên lặp lại trong tương lai”.

Chẳng hạn như là đám tang, nhưng cũng có thể dùng để chúc mừng khi được xuất viện sau thời gian nhập viện vì bệnh tật.

Ngoài ra, kết hôn là việc chỉ nên thực hiện một lần trong đời, vì vậy hãy chọn mẫu có nút thắt hướng lên trên. Đồng thời, như tôi vừa nói ban nãy, trong trường hợp hôn lễ, mizuhiki sẽ được thắt từ 10 dây.

 

Các dạng nút thắt

 

Có rất nhiều mẫu khác nhau.

Trong đó có những thiết kế cầu kỳ như rùa hoặc hạc. Trước độ bắt mắt của chúng có thể Quý vị sẽ chọn ngay mà không cần nghĩ ngợi, tuy nhiên cần phải lưu ý một chút. Người ta thường cho rằng một chiếc phong bì cầu kỳ sẽ đi kèm với nhiều tiền bên trong. Nếu lớp phong bì rực rỡ nhưng bên trong lại có ít tiền, người nhận sẽ có chút hụt hẫng  và thốt lên “Ủa?”.

Nên nếu Quý vị nào chọn những chiếc phong bì có nút thắt mizuhiki hào nhoáng, hãy cố gắng để số tiền mừng bên trong cũng tương xứng với bên ngoài nhé!

 

 

Các phụ kiện như trâm cài áo được làm từ mizuhiki cũng khá được ưa chuộng, vì vậy biết đâu chúng cũng sẽ là những món quà lưu niệm tuyệt vời.

 

Mizuhiki là một nền văn hoá bắt đầu từ sự hiểu lầm và phát triển cho đến ngày nay.

Nhưng với việc thông qua chúng để gửi gắm những mong muốn của mình đến người nhận, tôi cho rằng chúng không còn là sự nhầm lẫn nữa mà đã trở thành nét văn hoá đúng nghĩa.

 

 

Tác giả: Abe Kengo

Biên dịch: Lê Phương Kỳ

 

 

 

Xem thêm: