Công việc của Hoàng đế Nhật Bản là gì?

Công vic ca Hoàng đế Nht Bn là gì?

 

Như Quý vị đã biết, người đứng đầu nhà nước Nhật Bản là Thủ tướng.

Đây là chức vụ mà ông Abe Shinzo được mọi người biết đến từng đảm nhiệm, và cũng chính là chức vụ đại diện cho Nhật Bản.

Vậy, Thiên hoàng, tức là Hoàng đế của Nhật Bản thì sẽ làm những gì? Đây chắc hẳn là một câu hỏi được rất nhiều Quý độc giả quan tâm.

Thiên hoàng tuy có nhiều công việc, nhưng thực ra ông có vai trò ngoại giao rất quan trọng.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về công việc đầy bí ẩn của Thiên hoàng thông qua nội dung lần này Quý vị nhé!

 

  1. Tham dự các sự kiện quốc gia

Các vị nguyên thủ quốc gia như Thủ tướng, và Chánh án Tòa án Tối cao, người đứng đầu ngành tư pháp, đều được bổ nhiệm bởi Thiên hoàng.

Tuy nhiên, Thiên hoàng không có quyền bổ nhiệm thực sự.

Việc bổ nhiệm chỉ mang tính nghi lễ, theo quyết định đã được Quốc hội đưa ra.

 

  1. Thăm các vùng bị thiên tai và nhiều cơ sở khác nhau

Một trong những công việc của Thiên hoàng là đến thăm những nơi có người dân đang gặp khó khăn.

Dù Thiên hoàng không có thẩm quyền đưa ra quyết định về chính sách, nhưng đối với người dân Nhật Bản, việc được Thiên hoàng đến thăm vẫn là một trải nghiệm vô cùng cảm động.

 

  1. Kế thừa văn hóa truyền thống và cầu nguyện

Thiên hoàng thực hiện các hoạt động nhằm lưu giữ những nghi lễ truyền thống cho thế hệ tương lai.

Đặc biệt quan trọng là việc cầu nguyện.

Thiên hoàng luôn cầu nguyện cho đất nước Nhật Bản và người dân Nhật Bản.

Tôn giáo chính của Nhật Bản là Thần đạo ( trong tiếng Nhật gọi là Shinto).

Thiên hoàng là người đứng đầu tôn giáo này, và được gọi là “đền thờ sống” chính vì vai trò đặc biệt này.

 

  1. Các chuyến thăm nước ngoài

Trên thực tế, đây là một chức năng vô cùng quan trọng đối với toàn bộ đất nước Nhật Bản.

Không chỉ là các chuyến thăm đến các quốc gia khác, mà còn bao gồm cả công việc tiếp đón quốc khách từ nước ngoài đến.

Nếu các nguyên thủ quốc gia đảm nhận việc này, thì các cuộc trò chuyện tại đó sẽ trở thành những cam kết giữa các quốc gia. Vì lý do đó, việc đàm phán để đưa ra những điều kiện thuận lợi cho cả hai bên là điều đương nhiên.

Tuy nhiên, trong trường hợp của Thiên hoàng, người không có thẩm quyền đưa ra quyết định nào cả, thì mục đích duy nhất chính là thúc đẩy quan hệ hữu nghị với các quốc gia khác.

Khi giữa các quốc gia xảy ra bất đồng, thì việc cử nguyên thủ quốc gia đi thăm thường rất khó khăn. Tuy nhiên, với Thiên hoàng thì hoàn toàn không có vấn đề gì.

 

Nếu Thiên hoàng đến thăm, thì điều đó sẽ trở thành một tin lớn ở nước sở tại và có thể giúp ích cho việc xây dựng mối quan hệ hữu nghị. Sau khi mối quan hệ hữu nghị đã được thiết lập, các cuộc trò chuyện giữa các nguyên thủ quốc gia cũng sẽ dễ có bầu không khí ôn hòa hơn. Chính vì vậy, Thiên hoàng có vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện quan hệ ngoại giao của Nhật Bản.

 

 

Nhân tiện tôi cũng chia sẻ thêm, tên của Thiên hoàng không có họ, cũng không có quốc tịch hay đăng ký thường trú.

Nói cách khác, Thiên hoàng không được xem là một công dân. Vì vậy, thậm chí cũng không thể có hộ chiếu.

 

“Nếu không có hộ chiếu, làm sao Thiên hoàng có thể xuất ngoại?” chắc hẳn là một câu hỏi mà Quý vị đang thắc mắc. Đó là vì các quốc gia khác tiếp đón Thiên hoàng với tư cách là nguyên thủ quốc gia, nên không cần hộ chiếu.

Khi đi cùng các con, chỉ có con của Thiên hoàng mới được cấp hộ chiếu ngoại giao cho từng chuyến đi.

 

Nhân tiện, các phụ nữ trong hoàng tộc khi kết hôn với thường dân sẽ trở thành công dân Nhật Bản, và lúc đó sẽ có họ, quốc tịch và được đăng ký cư trú.

 

 

Nhiều người có thể không biết Thiên hoàng làm gì, và mặc dù không có bất kỳ thẩm quyền ra quyết định nào, Thiên hoàng vẫn đóng vai trò rất quan trọng đối với Nhật Bản.

Đây là điểm khác biệt lớn so với các vị vua của các quốc gia khác.

 

Một sự hiện diện mơ hồ nhưng quan trọng và rất đặc trưng của Nhật Bản. Đó chính là Thiên hoàng.

 

 

Tác giả: Abe Kengo

Biên dịch: Maeri Phương Kỳ

Xem thêm: