Phong tục ema và toán học Nhật Bản
Phong tục ema và toán học Nhật Bản
Có rất nhiều phong tục đặc biệt trong văn hoá Nhật Bản cổ đại, trong đó có một truyền thống là dâng các bài toán lên các vị thần tại các đền thờ. Người ta nói rằng phong tục này đã nâng tầm toán học ở Nhật Bản trong thời kỳ Edo lên một tầm cao mới.
Rốt cuộc chuyện là như thế nào, xin mời Quý vị cùng theo dõi thông qua nội dung lần này!
Ở Nhật Bản, có một phong tục là gọi là dâng ema (絵馬) trong các đền thờ. Trong đó, ema là những tấm bảng gỗ nhỏ, thường có hình dạng giống như một ngôi nhà hoặc một con vật, được người Nhật sử dụng để viết lời cầu nguyện hoặc ước nguyện và treo tại các đền, chùa. Đây là một phong tục phổ biến trong văn hóa Nhật Bản, đặc biệt vào dịp đầu năm mới.
Tại đây, ema được xem là một cách để truyền đạt lời thỉnh cầu lên các vị thần.
Tuy nhiên, bất cứ ai bước vào đền thờ cũng sẽ nhìn thấy những tấm biển ema này và đọc được nội dung trên đó, nên có lẽ đáp lại cho những nguyện vọng này đôi khi lại chính là con người, thay vì là thần linh.
Tuy nhiên từ một vật ban đầu nghe có vẻ khá linh thiêng thì người ta lại bắt đầu chuyển sang sử dụng chúng theo một cách thú vị khác chính là để giải những bài toán khó
Người nào đó sẽ viết đề bài toán lên mặt trước của ema, và nếu được giải đáp, đáp án sẽ được người khác viết ở mặt còn lại.
Người ra đề sẽ quay lại đền thờ với tâm trạng phấn khích rằng liệu có ai đó đã giải được bài toán của mình hay chưa.
Tương tự như với các trò chơi đặt câu đố và giải đố, nhưng điểm đặc biệt ở đây là vừa có thể giải trí vừa giúp nâng cao trình độ toán học.
Khác với ở châu Âu, nơi không có quá nhiều người học toán, thì ở Nhật Bản, trò chơi toán học này lại được yêu thích và phổ biến ngay cả đối với những người dân bình thường.
Lúc bấy giờ, Nhật Bản đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với các nước khác.
Toán học được sử dụng thời đó được gọi là “wasan”, hơi khác so với toán học được sử dụng trong xã hội hiện đại ngày nay. Ban đầu, đây là một sự phát triển độc đáo của toán học được du nhập từ Trung Quốc. Và trình độ toán học này tương đương với toán học ở châu Âu thời bấy giờ.
Không dừng lại ở việc tính toán hình học đại số bằng ký hiệu mà còn thậm chí còn tính bằng số pi, điều này chứng tỏ Nhật Bản thực sự là một quốc gia có niềm đam mê mạnh mẽ với toán học.
Nhưng điều đáng kinh ngạc nhất là kiến thức này đã được phổ biến đến tận những người dân thường. Vào thời đại mà học thuật chỉ là lĩnh vực của một số ít người, thì sự phổ biến này tại Nhật Bản không thể khiến người ta khỏi bất ngờ.
Nhân tiện, toán học wasan đòi hỏi kiến thức khá thâm sâu, trong nội dung lần này tôi xin giới thiệu đến Quý vị độc giả một vài đề toán ví dụ cơ bản, để mọi người có cơ hội cùng nhau trao dồi kiến thức.
Xin mời Quý vị cùng tham gia giải toán!
Vòng tròn lớn nhất bên ngoài có đường kính là là 04 寸.
*Trong toán học, “寸” (đọc là “thốn”) là một đơn vị đo chiều dài truyền thống của Việt Nam và Trung Quốc, tương đương với 1/10 thước (hoặc 1/10 “thị xích”).
Thốn là một đơn vị cũ, để dễ hiểu hơn chúng ta sẽ lấy ví dụ bằng đơn vị hiện đại là 04cm.
Và đề bài được đặt ra là: Nếu hình tròn này có đường kính 04cm thì cần bao nhiêu cm để tối đa hóa đường kính của hình tròn nhỏ nhất?
Có chút xấu hổ vì dù bản thân là người đã học khá tốt toán học hiện đại ở trường, nhưng tôi không biết cách giải bài toán này.
Và tiếp theo là một đề toán khác:
Đề bài được đặt ra lần này là: Hãy tìm tổng diện tích của các phần được tô màu.
Bài toán này đã được viết lại theo phong cách hiện đại, tuy nhiên bằng cách áp dụng toán học wasan, sẽ có thể tìm ra đáp án đúng.
Không biết là Quý vị ở đây có cách nào có thể giải được hai đề toán này không ạ?
Khi Nhật Bản hiện đại hóa, toán học đã được chuyển sang phong cách phương Tây, và wasan đã biến mất.
Nhưng dường như ngay cả với những bài toán không thể giải bằng toán học hiện đại, câu trả lời vẫn có thể được suy ra bằng toán học truyền thống.
Một số quốc gia trên thế giới chẳng hạn như Ấn Độ vẫn tiếp tục duy trì toán học truyền thống cho đến ngày nay. Đây cũng là lý do tại sao người Ấn Độ lại đặc biệt giỏi toán.
Có thể nói mất đi nền toán học wasan là một mất mát khá lớn đối với Nhật Bản, và liệu phải chăng đây cũng là một trong những lý do khiến Nhật Bản giảm bớt đi phần nào khí chất so với ngày trước?
Tác giả:. Abe Kengo
Biên dịch: Maeri Phương Kỳ