Câu chuyện nông dân Nhật trồng xà lách thu 5 tỉ đồng/tháng

Kawakami Mura, huyện Minamisaku, tỉnh Nagano là một ngội làng nằm ở phía Tây của thủ đô Tokyo, Nhật Bản, nơi đây được người dân Nhật gọi với cái tên khá chảnh chẹ đó là“Làng đại gia’’.

Từng là vùng đất đai cằn cỗi nằm sâu trong vách núi hẻo lánh với dân số chưa tới 4.000 người, là một trong những ngôi làng nghèo nhất nước Nhật vào những năm đầu thập niên 60-70 của thế kỷ 20. Thế nhưng nhờ việc trồng rau xà lách mà ngày nay Kawakami Mura trở thành một trong những ngôi làng giàu có nhất nhờ việc kinh doanh và phát triển nông nghiệp.

Hiện tại, làng Kawakami là một trong những biểu tượng cho tiềm năng nông nghiệp Nhật Bản. Vậy điều gì đã tạo nên sự khác biệt của Kawakami?

  • Hiện tại Kawakami là ngôi làng giàu có nhất. Thu nhập bình quân hàng năm của các hộ dân ở đây là 25 triệu yên (Khoảng 5 tỉ đồng) chỉ nhờ vào việc trồng rau xà lách.
  • Người dân trong ngôi làng này có sức khoẻ và độ tuổi trung bình cao nhất Nhật Bản. Lý do vì sao thì chắc các bạn cũng đã biết đúng không?
  • Hầu hết những thế hệ trẻ lớn lên đều chọn đi theo con đường phát triển nông nghiệp của ngôi làng “ đại gia” này.

 

Vươn lên từ những điều bình dị nhất

Vào những năm 1980, nhu cầu về rau nói chung và rau xà lách nói riêng của người dân Nhật quá cao, mà lúc đó nhiều người nông dân nghĩ rằng khó có thể phát triển và làm giàu từ nông nghiệp, thế nên họ cũng không mấy quan tâm đến việc này. Khi đó vị trưởng làng của vùng này đã đứng lên kêu gọi người dân canh tác, sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn chung của làng, một trong số những yêu cầu hàng đầu bắt buộc phải tuân theo đó là “ rau phải ăn được ngay tại vườn mà không cần rửa “, nếu hộ nào làm sai hoặc không tuân thủ sẽ bị loại trừ và cấm sản xuất.

Một thời gian sau khi quy trình sản xuất bắt đầu thành công, người  dân lập một kênh truyền hình riêng, chuyên thông tin về quy trình trồng rau, kỹ thuật canh tác, để hướng dẫn và cung cấp thông tin đến mọi người trên cả nước thông qua kênh truyền hình này.

Ngoài việc áp dụng nghiêm ngặt những kỹ thuật cao vào canh tác, nếu có dịp tới thăm Kawakami, bạn không khỏi bất ngờ với tầng lớp lao động nơi đây, vì tất cả những người cao tuổi ( 70-80 tuổi) đều lao động bên ngoài những cánh đồng rau rộng lớn và bạt ngàn một màu xanh tươi.Theo thống kê, khoảng 63% người dân lao động ở làng Kawakami là trên 65 tuổi.

Các công việc của nông dân Kawakami bao gồm , trồng,  thu hoạch, vận chuyển, thường diễn ra trong 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, thời gian còn lại (8 tháng) do nhiệt độ nơi đây xuống quá thấp (dưới 200C) nên không thể canh tác được.

Dù thời gian canh tác chỉ 1/3 thời gian trong năm, nhưng năng suất cũng như nguồn lợi nhuận mang lại của loại rau này rất cao nên hầu hết cuộc sống của mọi người nơi đây rất thoải mái. Riêng năm 2014, theo thống kê thì Kawakami đã cung cấp ra thị trường trong nước được 60.000 tấn rau xà lách, thu về 16 tỉ yên( khoảng 3.200 tỉ đồng), một con số không thua kém bất cứ một ngành công nghiệp phát triển nào.

Vào những khoảng thời gian trong năm không canh tác được do thời tiết, thì người dân nơi đây thường chọn cách hưởng thụ bằng việc đi du lịch, nghỉ dưỡng ở những đất nước khác trên thế giới. Đến mùa sản xuất thì họ lại quay về và tiếp tục bắt tay vào các công việc sản xuất rau của mình.

Xuất khẩu thành công

Năm 2012, ông Hironosi Tsuchiya, Giám đốc Quỹ đầu tư HT Capital tại Việt Nam sau nhiều lần lui tới Đà Lạt-Lâm Đồng, nhận thấy nơi đây có khí hậu thích hợp cho canh tác rau quanh năm, nhưng nông dân lại không nắm được kỹ thuật, dẫn đến có làm thì thu nhập cũng chỉ  đủ sống, không thể phát huy hết ưu điểm của vùng đất này.

Ông đã mang suy nghĩ ấy trong đầu, sau khi về nước ông Hironosi Tsuchiya lập tức tìm tới làng Kawakami Mura, giới thiệu về Đà Lạt, vận động nông dân ngôi làng này đến Đà Lạt canh tác. Hai nông dân trẻ, chủ của Công ty Lacue tại làng là anh Masahito (34 tuổi) và anh Takaya Hanaoka (35 tuổi) đã bị thuyết phục và quyết định tới Đà Lạt thăm dò tìm hiểu. Sau khi khảo sát, hai nông dân này nhanh chóng hợp tác với một doanh nghiệp địa phương, lập liên doanh An Phú Lacue để trồng rau xà lách tại thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương , tỉnh Lâm Đồng.

Nguyên tắc sản xuất nơi đây rất nghiêm ngặt, theo đúng kỹ thuật như tại làng Kawakami Mura. Mặc dù phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không phải là những sản phẩm của làng đang sử dụng, nhưng thành phần các hợp chất phải tương tự. Bất kể hóa chất nào bón cho rau đều phải được sự cho phép của các chuyên gia, cũng như phải kiểm định, cân đo một cách kỹ lưỡng trước khi mang ra sử dụng. Ngoài ra còn có hẳn 1 phần mềm chuyên dụng, dùng để theo dõi và quản lý tất cả các vấn đề liên quan đến qui trình sản xuất rau nơi đây.

Đầu tháng 2/2014, công ty trồng thử nghiệm 13 loại giống rau trên diện tích 5.000 m2, trong đó chủ lực vẫn là giống xà lách Mỹ mà người làng Kawakami Mura thường canh tác. Sau 70 ngày, khoảng 3.000 cây xà lách Mỹ đầu tiên đã cho thu hoạch và được đưa đi chào hàng tại các siêu ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Tuy chưa tính tới việc hợp tác sản xuất rau xà lách với nông dân Đà Lạt, nhưng theo ông Takaya Hanaoca, họ sẵn sàng chuyển giao tất cả kỹ thuật và quy trình canh tác. Trong tương lai công ty sẽ tạo điều kiện đưa nông dân có ý chí muốn làm nông nghiệp sạch của Đà Lạt đi học tập sản xuất tại làng Kawakami Mura ở Nhật, để về phục vụ cho người dân ở quê hương.

Hy vọng một ngày không xa, Việt nam cũng có những “ ngôi làng đại gia” giống Kawakami vậy!

Hải Âu

Làm Nông Nghiệp ở Nhật Bản rất tiên tiến và phát triển

NGÀNH NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG ROBOT

Nhật Bản ‘khát’ nông dân nước ngoài

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: