Núi Phú Sĩ cũng có ngày kỷ niệm, bạn biết điều đó không?

Như chúng ta đã biết, Nhật Bản là một trong những quốc gia mà cuộc sống của người dân nơi đây lúc nào cũng bị đe dọa bởi thiên tai như động đất, sóng thần, núi lửa.

Nguy hiểm luôn rình rập

Theo thống kê của bộ tài nguyên thiên nhiên và môi trường Nhật Bản, thì quốc gia này hiện có tổng cộng 110 ngọn núi lửa vẫn đang âm thầm hoạt động, và chúng có thể thức giấc bất cứ lúc nào, trong số này có ngọn núi rất nổi tiếng, được xem như là biểu tượng của đất nước Mặt trời mọc: Núi Phú Sĩ – tên tiếng Nhật là Fujisan.

Núi Phú Sĩ cũng có ngày kỷ niệm, bạn biết điều đó không?

Thật ra đây cũng chỉ là một cách nói chơi chữ của Nhật, vì trong tiếng Nhật thì:

Fujisan = futatsu(2) + ji (2 vì phát âm gần giống ni) + san(3) = 223.

Người Nhật, đôi lúc có những cách chơi chữ khó hiểu và không giống ai đúng không?

Nhưng cũng chính từ cách chơi chữ này mà từ lâu ngày 23/02 đã được người dân Nhật Bản lấy và xem đây là ngày kỷ niệm của núi Phú Sĩ (Những người Nhật bản xứ không tìm hiểu, thì cũng không biết điều này đâu nhé).

Từ biểu tượng đẹp đến niềm tự hào

Mặc dù vẫn đang bị xếp vào danh sách những ngọn núi lửa nguy hiểm, nhưng vẻ đẹp của núi Phú Sĩ thì không thể phủ nhận và điều đó được chứng minh qua việc hàng năm có khoảng 200 ngàn du khách trong và ngoài nước đến đây để tham quan, chinh phục ngọn núi cao nhất đất nước Mặt trời mọc (3.776m), mà đỉnh núi thì quanh năm được bao phủ bởi một màu trắng xoá của tuyết.

Ngoài ra, vào năm 2013 thì núi Phú Sĩ đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Nét đẹp hùng vĩ và sự nguy hiểm

Như đã nói, Fujisan là ngọn núi lửa nguy hiểm, lần cuối cùng nó thức giấc vào năm 1707 thời kỳ Edo, theo số liệu ước tính đo được, đã có khoảng 1.050.000.000 tấn dung nham phun trào khắp khu vực Kanto, tất nhiên điều này đã để lại một hậu quả vô cùng to lớn, và phần nào đó đã ảnh hưởng đến sự phát triển nền kinh tế quốc gia này.

Cơn ác mộng kinh hoàng

 Chắc các bạn đã biết, trận động đất và sóng thần khủng khiếp xảy ra ở Nhật vào năm 2011 đúng không?

Tất cả xe cộ, nhà cửa…bị cuốn trôi khắp nơi, tạo ra một cảnh tượng khủng khiếp phải không?

Thế nhưng, lần phun trào vào năm 1707 của của núi Phú Sĩ đã gây ra một trận càn quét kinh hoàng gấp 65 lần như thế, thật khó có thể hình dung được đúng không?

Nhưng có 1 điều may mắn là, khi đó người dân đã được cảnh báo trước, nên hầu như thiệt hại về con người đã hạn chế đến mức thấp nhất có thể.

Phú Sĩ ơi, Xin hãy ngủ yên

Hiện tại, các cơ quan nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy được dấu hiệu nào cho thấy núi Phú Sĩ sẽ thức giấc trong thời gian gần.

Nhưng thật lòng mà nói thì tôi đã từng sống ở khu vực này, nên có thể hiểu rõ được cảm giác bất an ấy, lúc nào cũng mang trong mình một nỗi sợ hãi vô hình.

Và một điều tôi lo lắng nữa là, nếu ngày nào đó ngọn núi này thức giấc, có lẽ tôi và chúng ta, sẽ không còn được chiêm ngưỡng hình ảnh một ngọn núi cao, hùng vĩ, quanh năm phủ đầy tuyết trắng như bây giờ nữa.

Kengo Abe

Núi phú sĩ đội nón bảo hiểm?

Ngắm toàn cảnh núi Phú Sĩ trên khu giải trí Q- Highland

Truyền thuyết núi Phú Sĩ

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: