Bí ẩn đằng sau những chiếc cặp của học sinh cấp 1 Nhật Bản

Nếu là fan của truyện tranh Nhật Bản, chắc hẳn bạn sẽ thấy rằng những nhân vật như cậu bé Nobita hậu đậu hay chàng thám tử lừng danh Conan đều sử dụng chung một loại cặp sách.

Ngoài đời thực cũng như thế, trẻ em Nhật được bố mẹ tập tính tự lập từ bé, vì vậy các em đều phải tự mình chuẩn bị tất cả dụng cụ học tập, sắp xếp ngay ngắn vào chiếc cặp rồi sau đó tự đi đến trường.

Người Nhật rất quan tâm đến chiếc cặp của con mình, bạn có biết vì sao không?

1. Một chiếc tủ thu nhỏ

Chúng ta không thể vào siêu thị mua đồ mà không có giỏ đựng, hoặc không thể đi đến cơ quan với hai bàn tay không và trẻ em cũng vậy, tất cả tập, sách, dụng cụ, khăn lau, đồ dùng cá nhân, đôi lúc có cả đồ ăn được chuẩn bị sẵn… được sắp xếp một cách ngăn nắp gọn gàng vào “chiếc tủ thu nhỏ” ấy, sau đó vác trên vai đi đến trường.

Điều này tập cho bé tự biết cách sắp xếp, quản lý đồ dùng của bản thân.

2. Tránh đánh rơi đồ đạc

Nếu như trẻ không dùng 1 chiếc cặp to lớn đựng tất cả mà thay vào đó là những chiếc túi nhỏ thì sao?

  • Thì bé sẽ dễ nhầm lẫn các dụng cụ.
  • Không thoải mái khi phải mang nhiều thứ cùng lúc.
  • Dễ bị đánh rơi đồ đạc, vì không thể cùng lúc quản lý được hết mọi thứ.

 3. Tự do phản xạ

Khi gặp một tình huống nguy hiểm bất ngờ, hoặc té ngã… bạn sẽ phản ứng như thế nào?

Có phải phản ứng đầu tiên là dùng tay để chống đỡ hay không?

Đó cũng là 1 trong những lý do vì sao các bậc cha mẹ muốn con mình mang cặp trên vai, thay vì xách chúng trên tay.

4. Bảo vệ bản thân

Hầu hết những chiếc cặp của học sinh ở Nhật được làm bằng da, còn độ bền thì không có gì phải bàn cãi nữa.

Và như chúng ta biết, Nhật là quốc gia mà hầu như mỗi ngày đều xảy ra động đất.

Vì vậy tkhi trường hợp nguy hiểm xảy ra, một chiếc cặp to lớn, chắc chắn có thể bảo vệ bé tránh những vết thương, thậm chí là tính mạng của các em.

Tất nhiên, những kỹ năng này trẻ đã được học ở nhà trường và cha mẹ.

5. Chống gù lưng

Người Nhật rất kỹ tính và quan tâm sâu sắc đến những vấn đề nhỏ nhất, đặc biệt là sức khoẻ con người.

Theo nghiên cứu, những học sinh cấp 1 nằm trong lứa tuổi mà cơ thể đang phát triển, đặc biệt là khung xương.

Tất cả những chiếc cặp của học sinh cấp 1 đều được chính phủ nước này kiểm duyệt, phê chuẩn và cho phép thì mới được đưa vào sử dụng, điều này cũng là 1 trong những nội quy bắt buộc về đồng phục của học sinh.

Vì vậy, những chiếc cặp không những phải bền để có thể sử dụng trong thời gian 6 năm tiểu học, mà còn phải đảm bảo về mặt kích thước, khối lượng phù hợp nhất đối với độ tuổi, để tránh trường hợp cột sống các em bị ảnh hưởng, dẫn đến gù lưng do mang những chiếc cặp trong một thời gian dài như thế.

6. Công dụng khác

Như đã nói, những chiếc cặp được làm bằng da có tuổi thọ ít nhất phải được 6 năm, nhưng hầu hết chúng đều còn mới và không hề bị trầy xước sau khoảng thời gian này, vậy phải làm sao?

Có sẵn bản tính tiết kiệm, cộng với đầu óc sáng tạo, những cửa hàng dịch vụ cải tạo cặp túi đã được ra đời.

Các cửa hàng này sẽ biến những chiếc cặp đựng sách vở gắn bó một thời tuổi thơ của các em, trở thành những chiếc túi thời trang, tiện dụng có thể chứa những món đồ cần thiết khi đi ra ngoài như đồ trang điểm, máy tính, móc khoá, điện thoại…

Bằng cách này, không những có thể tránh lãng phí, mà các em còn có thể lưu giữ lại chiếc cặp và luôn mang theo chúng bên mình như một kỷ niệm đẹp.

Bạn còn nhớ chiếc cặp thời tiểu học của mình không?

Kengo Abe

Điều hay ho về chiếc cặp sách chống gù lưng cả Nibota và Conan đều dùng

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: