Những thuyết âm mưu rùng rợn về Pokemon, đừng đọc nếu không muốn phá nát tuổi thơ!

Đây là những lập luận dựa vào các chi tiết rất nhỏ mà ít ai để ý đến trong thế giới Pokemon.

Cái tên Pokemon hẳn không còn xa lạ đối với nhiều game thủ bởi những phiên bản đầu tiên về thế giới đầy màu sắc này đã xuất hiện từ… 20 năm về trước. Bất kỳ ai từng trải nghiệm, theo dõi cuộc phiêu lưu của Ash Ketchum cũng đều mong muốn được sở hữu một chú Pokemon cho riêng mình.

Vì vậy, những tựa game về đề tài Pokemon như Vua Pocket 3D đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của đông đảo game thủ. Có thể nói Pokemon là tuổi thơ của rất nhiều người, nhưng liệu có còn điều gì mà chúng ta không biết về chúng hay không? Hãy cùng đến với những “thuyết âm mưu” được các fan lập luận và đưa ra sau đây nhé:

Pokemon và “hội chứng Stockholm”

Chúng ta vẫn thường biết về một thế giới Pokemon đầy tươi đẹp, nơi con người và Pokemon cùng nhau chung sống, chiến đấu, luyện tập và là nơi của tình bạn, lòng trung thành. Tuy nhiên, cần phải nhớ lại rằng Pokemon vốn sống ở nơi hoang dã, sinh tồn và phát triển theo những gì tự nhiên vốn có.

Rồi những huấn luyện viên tìm đến, bắt chúng, tách chúng khỏi gia đình, đánh cho thừa sống thiếu chết, nhốt vào quả cầu bé tẹo. Sau đó chúng tập luyện khổ lao, chiến đấu sống còn với đồng loại để… kiếm tiền cho “chủ nhân”. Ấy thế, mà các chú Pokemon ấy lại răm rắp nghe theo huấn luyện viên của mình, yêu thương và hi sinh vì chủ nhân hết thảy. Tại sao vậy? Phải chăng chúng đều mắc “hội chứng Stockholm”?

Trong các tựa game lẫn phim ảnh về Pokemon, chúng ta chỉ thấy các trainer sử dụng Pokemon của mình vào một mục đích duy nhất là chiến đấu

Hội chứng Stockholm hay quan hệ bắt cóc là thuật ngữ mô tả một loạt những trạng thái tâm lý, trong đó “con tin” lâu ngày chuyển từ cảm giác sợ hãi, căm ghét sang quý mến, đồng cảm, có thể tới mức bảo vệ kẻ bắt cóc. Nghe có vẻ vô lý nhưng sự đồng cảm của nạn nhân với kẻ hành hạ là cách mà nạn nhân phản ứng với nỗi đau mà họ đang phải trải qua. Khi đó, nạn nhân chia sẻ chung những suy nghĩ, thái độ và giá trị với kẻ hành hạ, “tạm quên mất” rằng mình đang bị đe dọa.

Đây chính là một ví dụ điển hình nữa của hội chứng này

Đương nhiên chúng ta thấy các huấn luyện viên đều yêu thương và chăm sóc cho Pokemon, tuy nhiên cách giải thích này nghe chừng cũng… hợp lý.

Parasect là Zombie và… đã chết

Có lẽ chúng ta đã chẳng còn xa lạ với chú bọ cam nhỏ nhắn, dễ thương với cây nấm trên người từ thế hệ đầu tiên này. Tuy nhiên, ở Paras và tiến hoá Parasect ẩn chứa một bí ẩn rợn người?

Và nó có liên quan đến chính loại nấm trên lưng chú

Giả thuyết được đưa ra: Parasect là một zombie! Chính cây nấm trên người Parasect điều khiển hành động của chú. Pokedex của Parasect viết rằng: “Chúng thường cư ngụ tại nơi tối tăm, ẩm thấp. Tập tính này không phải của bọ mà là của cây nấm trên lưng của chúng”. Điều này củng cố quan điểm Parasect chỉ là một zombie, một cái xác không hơn, phục vụ vì nấm kí sinh. Hơn nữa, khi tiến hoá, đôi mắt của Parasect trở nên trắng toát, biểu hiện cho việc chú ta thực ra đã chết mất rồi.

Loài nấm lớn hơn cơ thể của vật chủ kiểm soát Parasect. Nó phân tán các bào tử độc

Đặc tính của Parasect được lấy cảm hứng từ một loại nấm tên là Cordyceps, chuyên kí sinh vào côn trùng. Bào tử nấm dần dần lan toả trong người vật chủ và nắm quyền kiểm soát mọi thứ. Chúng thường ngụ trọng cơ thể kiến, ăn từ trong ra ngoài, ra lệnh cho kiến đến nơi cao, xé toang cơ thể zombie của chủ nhân rồi thoát ra để tìm vật chủ mới. Cứ thế, “vòng tròn địa ngục” không bao giờ kết thúc.

Loài nấm này đúng là một sát thủ

Ma có thật trong thế giới Pokemon?

Vẫn biết nhiều Pokemon từng là người, rồi có cả một hệ Pokemon Ghost, tuy nhiên việc xuất hiện các hồn ma vất vưởng thực sự vẫn là điều gì đó “sởn da gà”. Hãy cùng xem đoạn hội thoại trích trong Pokemon Origins nhé:

Người nữ: Bạn tin có ma không?

Red: Dạ không, làm gì có ma ạ.

Người nữ: Ồ, vậy chắc chị nhìn lộn cái tay trắng trên vai em rồi.

Red: Giỡn hoài, chị đừng có chọc.

Cảnh trên diễn ra khi Red ở Lavender Town. Sau khi Red quay lại thì hai người đã biến mất (?!). Tuy nhiên, điều thực sự kinh hoàng không phải nằm ở đó, mà là đây:

Kể cũng lạ, sống cùng với Pokemon hệ ma, thậm chí là cả Pokemon mang khuôn mặt của người chết như Yamask thì thấy bình thường, thế mà “ma thật” thì lại “xanh mặt”!

Vẫn còn rất nhiều giả thuyết cực sốc được đưa ra mỗi ngày từ hàng triệu fan Pokemon trên toàn thế giới, các độc giả hãy chú ý đón đọc ở các bài viết sau nhé.

Nguồn: Gamek.vn

Trung tâm Pokemon Nhật Bản có ở đâu?

5 Pokémon có nguồn gốc dựa theo truyền thuyết Nhật Bản mà bạn chưa chắc đã biết

Hiện tượng “Pokemon Go”

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: