Yayoi Kusama: Nghệ thuật của sự ám ảnh đến công chúng

“Ám ảnh” là cụm  từ khi nhắc đến tranh của Yayoi Kusama, là người đi gieo rắc nỗi ám ảnh của mình đến công chúng với những tác phẩm ” Khu vườn hoa thuỷ tiên” , ” Infinity Room” , ” Tôi ở đây mà lại không ở đây”, ” Biển chỉ đường tới không gian mới”

Đối với Yayoi Kusama, những chấm bi ( polka dots)  còn hơn cả một xu hướng hay trào lưu thịnh hành từ các hãng nổi tiếng. Đó còn là cả một thế giới huyễn hoặc, ảo giác, mang đến nỗi ám ảnh nhưng kỳ bí, đưa người xem vào khối óc của những người điên như chú thỏ đã đưa Alice bước chân vào xứ sở kỳ bí.

 

(Nguồn Internet)

Sự nhầm lẫn giữa dối trá hay tình yêu của vũ trụ đã mang đến một người nghệ sĩ bị hiểu lầm từ lúc sinh ra. Bị tê liệt bởi những ảo giác, Kusama đã tìm đếm niềm an ủi trong nghệ thuật.

A Phallic shoe, năm 1965

( nguồn internet)

Trong vô vàn làn sóng nghệ thuât,  tác phẩm của cô hầu như là điều bất khả thi để định nghĩa cũng như quá nhiều sự huyền bí chứa đựng trong mỗi tác phẩm của cô. Đó là cả bức màn khó hiểu nhưng đầy  ma mị.

The Fash Ed  ( nguồn Internet) 

Trong số những nghệ sĩ tiên phong tại Nhật, xu hướng nghệ thuật của Kasuma, với hình mẫu siêu thực dường như không nổi bật cho đến khi cô đến Mỹ.  Tại đây, cô đã trở thành một nghệ sĩ mang dòng xu hướng nghệ thuật mới ” nghệ thật Kasuma”.

Vẽ về bí ngô luôn là nguồn cảm hứng của Kasama

(Nguồn Internet)

Chủ nghĩa của trường phái  siêu thực là một loại nghệ thuật mang khuynh hướng phi logic, hoang tưởng đè lên logic, hợp lý thông thường.  Sâu trong tâm trí của Kamusa luôn bị ám ảnh bởi những hình ảnh siêu hình,  những cảm giác tiêu cực bủa vây trong Kusama, nỗi đau khổ của con người, về sự sự sống và cái chết.

 

Thiên đường và trái đất

( Heaven and Earth, 1991, nguồn Internet) 

Tác phẩm của Kusama là những mô típ chấm bi được lặp đi lặp lại từ lúc nhỏ, đã tạo thành ám hiệu chống lại âm thanh tự phá huỷ bản thân trong tâm khảm sâu sa của Kusama, như trong tác phẩm Căn phòng bí ngô. Những quả bí ngô và những chấm tròn là những hoạ tiết chủ đạo nổi bật của Kusama.

 

 

Từ những tác phẩm, ta có thể chiêm nghiệm về thế giới trong tâm thức của Kusama hầu như không hề có điểm dừng. Theo Kamusa, không gian đó là cách mà chúng ta tự xoá đi bản ngã hay cái tôi trong mỗi người để mở rộng  thế giới bên ngoài gần hơn với vụ trụ.

Tâm trí của Kusama đã hoà lẫn vào khoảng không vô tận của vũ trụ. Điều này được thể hiện trong suy nghĩ của cô nổi bật trong tác phẩm. Căn phòng gương của Kusama

Intinify Room

( nguồn Internet)

Không chỉ riêng  thế giới đang tồn tại bên trong, Kusama còn  khuyến khích người chiêm ngưỡng có thể cảm nhận được  những ý nghĩa tương tự như cô .  Ảnh hưởng từ tuổi thơ bất hạnh, Kusama sôi nổi trong hoạt động chống chiến tranh  thế giới Thứ Hai tại Nhật và chống chiến tranh tại Việt Nam năm 1960,  đã biểu hiện niềm khao khát mang đến hoà bình và chia sẻ tình yêu thương nhân loại của Kusama.

Yayoi Kusama khi đến Tate Modern

( nguồn Internet)

 

Thông qua các tác phẩm, bằng cách ngôn ngữ thị giác vượt biên giới, Kasuma đã có thể thành công với mục đích của mình, chạm đếm trái tim của hàng ngàn người trên thế giới.

Reiko

Di sản của đế chế Roma được khai quật tại lâu đài Kasturen

Những của môn nghệ thuật truyền thống không chấp nhận phái nữ

Nghệ thuật nam nhân của các mỹ nữ hộp đêm Nhật Bản

 

 

 

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: