Những tư thế “đỡ không nổi” của các dân văn phòng sau giờ tan sở
Chúng ta đều biết nền kinh tế của Nhật Bản đứng thứ 3 trên thế giới và được mệnh danh là con Rồng châu Á. Với nhiều phát minh thông dụng, thiết yếu trong cuộc sống, công trình kiến trúc mang tầm cỡ quốc tế, người Nhật đã tự khẳng định bản thân mình với mọi người trên thế giới.
Nhưng đằng sau những thành tựu đáng kinh ngạc chính là văn hóa làm việc của người dân xứ Phù Tang. Họ luôn miệt mài, chăm chỉ, cần cù và sáng tạo.
Đặc biệt là giới văn phòng luôn điên cuồng, gồng gánh công việc, làm thêm quá nhiều giờ trong một tháng.
Vì thế tại các nhà ga hay các quán rượu, thậm chí cả trên đường chúng ta thường bắt gặp những hình ảnh “không thể không nhịn cười” của các anh, các chị văn phòng.
Tàu chưa đến, tranh thủ đánh một giấc nào!
Mỗi người một bên, không ai phạm ai
Anh này say giấc quá rồi
Tôi không biết là do chị này mệt quá hay do ngoài đường mát quá
Họ ngủ như vậy nhưng không ai cảm thấy phiền phức
Đây là chỗ “lý tưởng” không sợ làm phiền người khác
Chắc khỏi về nhà luôn rồi
Có vẻ như anh ấy đang khá là thoải mái
Tướng ngủ “độc” nhất mà tôi từng xem
Nếu các bạn chưa mãn nhãn thì hãy “chiêm ngưỡng” Video sau đây nhé!
Những hình ảnh trên tuy buồn cười nhưng lại cho thấy thực trạng hiện nay, rằng môi trường làm việc ở Nhật quá căng thẳng và nó từng ngày bóc lột sức lao động cũng như tinh thần của nhân viên. Thậm chí khiến nhiều người phải tự kết liễu cuộc đời để mong thoát khỏi vòng lẩn quẩn.
Các công ty còn sử dụng nhiều chiêu trò “mồi câu và lật lọng” nhắm vào các lao động trẻ đang làm việc tại nước này. Bằng cách hứa hẹn sẽ ký hợp đồng lâu dài sau nhiều tháng làm việc, rồi sau đó chỉ kí hợp đồng thời hạn, các công ty đã thành công trong việc ép buộc nhân viên làm việc nhiều giờ mà không trả lương thêm. Đó gọi là các doanh nghiệp đen – Bracku Kigyou
Trong một cuộc phỏng vấn của BBC News, Makoto Iwahashi – một thành viên của nhóm vận động Posse, chia sẻ suy nghĩ của mình về lý do tại sao có nhiều thanh niên Nhật Bản làm việc đến chết.
Theo người này, nhiều người lao động trẻ ở Nhật Bản nghĩ rằng họ không còn lựa chọn nào khác để giữ việc làm hiện tại trong khi rất khó kiếm việc và để chứng minh giá trị bản thân có ích cho xã hội. Cứ như thế lựa chọn mà họ có lúc này chính là trở thành nô lệ cho công việc.
Cũng chính điều này đã trực tiếp làm giảm đáng kể lực lượng lao động, đặc biệt là lao động trẻ trong tình trạng đất nước ngày càng già hóa.
Chắc hẳn các bạn vẫn con nhớ Matsuri Takahashi – nữ nhân viên 24 tuổi của tập đoàn Dentsu, đã tự sát vì làm việc quá sức trong thời gian dài. Theo các luật sư của gia đình Takahashi, trong vòng một tháng kể từ 09/10 cô đã làm thêm 105 giờ đồng hồ với nhiều áp lực từ công việc. Vì thế cô tìm đến cái chết như một cách giải quyết vấn đề.
Một lần nữa, dư luận lại bàng hoàng khi NHK công khai vụ tử vong do làm việc quá sức của nữ phóng viên chính trị của đài NHK Nhật Bản – Miwa Sado. Sau khi làm việc thêm 159 giờ và chỉ nghỉ 2 ngày trong vòng một tháng, cô Sada đã tử vong vì suy tim. Nguyên nhân cái chết của cô được công khai vào tuần vừa qua.
Như vậy vấn nạn “Karoshi” đã dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với toàn bộ nước Nhật. Bên cạnh đó những nguồn lao động từ nước ngoài theo chương trình tu nghiệp sinh, xuất khẩu lao động…cũng là nạn nhân của “Karoshi” khi có nhiều vụ việc đau lòng đã xảy ra.
Vì vậy các bạn đang sinh sống và làm việc tại đây phải giữ cho mình sức khỏe tốt, tinh thần tỉnh táo để không trở thành nạn nhân xấu số của vấn nạn dai dẳng “Karoshi” nhé!
Nguồn ảnh: internet
Ashirogi
Nghe chính người Nhật thú nhận về HO.REN.SO quy tắc tuyệt đối chốn công sở
Những bông hoa công sở và mặt tối của nữ nhân viên văn phòng Nhật Bản
Môi trường công sở khắc nghiệt ở Nhật Bản qua con mắt những người trong cuộc