Loại hình nghệ thuật lâu đời nhất nhì Nhật Bản có nguy cơ bị “xóa sổ”
Vừa qua, Tòa án quận Osaka ra phán quyết cho rằng nghệ nhân xăm hình Taiki Masuda đã vi phạm luật xăm hình mà không có giấy phép y tế.
Cảnh sát đã khám xét Studio của Masuda vào năm 2015 và anh ta bị buộc phải nộp tiền phạt vì hành nghề không có giấy phép y tế. Thay vì nộp phạt, anh Masuda kiện cảnh sát ra tòa vì lý do xăm mình là một nghệ thuật chứ không phải thực hành y học.
“Đây là một trường hợp chưa từng có”, luật sư của Taiki Masuda – anh Takeshi Mikami nói với The Washington Post hồi đầu năm nay. “Công tố viên cho rằng việc xăm hình chỉ nên được thực hiện bởi các bác sĩ. Trường hợp này đi ngược lại với ý nghĩa thông thường và vượt mức không thể chấp nhận được”.
Trong cuốn Japanese Tattoo: History * Culture * Design (nghệ thuật xăm hình Nhật Bản: Lịch sử * Văn hóa * Thiết kế) của Brian Ashcraft, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản đã phân loại xăm hình như một quy trình y tế vào năm 2011, vì những cây kiêm xuyên qua da và bơm mực vào trong.
Tuy nhiên, Chính Phủ không cấp giấy phép cho những người xăm hình.
Sự mơ hồ này không phải là điều mới mẻ dành cho hình xăm ở Nhật. Trong những năm sau Thế chiến II, việc xăm hình đã được hợp pháp hóa ở Nhật Bản, nhưng trên thực tế đã bị cấm vào cuối thế kỷ 19.
Một trong số những lý do khiến hình xăm bị cấm ở Nhật, đó là một khi xăm hình, tức là bạn không tôn trọng cha mẹ, vì bạn đã làm hỏng cơ thể mà cha mẹ bạn đã ban cho.
Trong thế kỷ 20, đặc biệt là những thập kỷ sau Thế chiến II, hình xăm trở thành biểu tượng của Yakuza.
Theo hãng thông tấn lâu đời nhất thế giới (AFP), thẩm phám đã đưa ra phán quyết, cho rằng: “Hình xăm ở Nhật phải có giấy phép y khoa hợp pháp để ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe, vi khuẩn và virus có thể xâm nhập vào cơ thể và có nguy cơ gây ra các vấn đề về da”.
Cuối cùng Masuda bị kết án phạt tiền 150.000 yên (~ 30triệu đồng) bằng một nửa số tiền phạt ban đầu.
Bên cạnh đó, Tổ chức Save Tattooing ở Nhật đã và đang đẩy mạnh việc cấp giấy phép và các quy định để đảm bảo an toàn. Quyết định này có thể thiết lập tiền lệ cho các nhà chức trách bám sát những người xăm hình hơn thay vì giúp tạo ra một môi trường nghệ thuật an toàn.
Ở những nước khác, những người xăm hình đã làm việc với chính quyền địa phương và bác sĩ để củng cố các hướng dẫn và quy định. Điều đó dường như là một cách hợp lý để giải quyết vấn đề này, thay vì yêu cầu những người hành nghề trở thành bác sĩ để có thể theo đuổi nghệ thuật của họ.
“Tôi không chấp nhận phán quyết này. Tôi đang tập luyện nghệ thuật và xăm hình là một phần văn hóa truyền thống của Nhật Bản”, trích lời của anh Masuda trong tờ The Japan Times.
Qua câu chuyện của anh Masuda, ta có thể thấy việc xăm mình không được chính phủ Nhật Bản cấp phép và ủng hộ.
Vậy tại sao lại đưa ra những luật lệ vô cớ để thúc ép những người xăm hình?
Tại sao loại hình nghệ thuật văn hóa truyền thống của Nhật Bản đang có nguy cơ mai một?
Tại sao lại có sự kỳ thị về hình xăm ở Nhật?
Ở những nơi công cộng như: Hồ bơi, nhà tắm, phòng tập thể dục…chúng ta có thể bắt gặp những cảnh báo “không được phép xăm mình” tại những cơ sở này. Ở Nhật, chắc chắn có một sự kỳ thị đối với hình xăm.
Lời giải thích đơn giản nhất, chỉ có Yakuza mới có hình xăm trên lưng hoặc khắp người. Nhưng không phải tất cả những người có hình xăm ở Nhật Bản đều là tội phạm có tổ chức.
Những người nổi tiếng cũng vậy, một số người xăm hình vì những lý do tương tự mà người ta làm ở phương Tây, cho dù đó là thời trang hay đơn giản vì họ quan tâm đến nghệ thuật trên cơ thể. Việc kỳ thị này không phải là hiện tượng gần đây.
Nhật Bản có một lịch sử lâu dài về nghệ thuật xăm hình.
Theo như tờ The Japan Times đã chỉ ra, có một lý thuyết cho rằng hình xăm rất quan trọng trong giai đoạn Jomon của đất nước (từ khoảng 14.000 năm TCN đến 400 năm TCN).
Không có bằng chứng vật lý cụ thể nào cho rằng người Jomon xăm mình. Tuy nhiên, một ghi chép lịch sử Trung Quốc được viết vào khoảng năm 300 TCN cho biết tất cả những người đàn ông Nhật Bản xăm khuôn mặt và thân thể của họ.
Tuy nhiên, trong vài thể kỷ gần đây, xăm hình đã trở thành một trào lưu thời trang được ưa chuộng.
Tượng đại xăm hình nghệ thuật Nhật Bản Horiyoshi III
Nguồn youtube
Từ giữa đến cuối thế kỷ 19, khi lệnh bế quan toả cảng được dỡ bỏ, hình xăm đã bị cấm ở những nơi công cộng.
Chính phủ Nhật Bản cho rằng hình xăm là “man rợ” và chắc chắn không phải là một phần trong chương trình hiện đại hóa đất nước. Cho đến sau Thế chiến II, việc cấm xăm hình đã được gỡ bỏ. Từ lúc đó, sự kỳ thị lại tiếp diễn.
Gần đây tại 5ch – diễn đàn lớn nhất của Nhật Bản, đã có một chủ đề về lý do tại sao người Nhật chống lại các hình xăm cũng như sự kỳ thị dành cho nghệ thuật cơ thể truyền thống.
Thông qua 5ch, dưới đây là một số lý do tại sao hình xăm không được chấp nhận ở Nhật Bản. Tuy nhiên, đây là những nhận xét của một số người, các ý kiến từ tiêu cực đến tích cực đều cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quan về cách một số người Nhật nghĩ về hình xăm:
“Họ trông thật dơ bẩn!”
“Hình xăm được sử dụng để xác định tội phạm.”
“Trong một thời gian dài ở Nhật, hình xăm là của ‘Yakuza” và “kẻ lừa đảo’.”
“Các cô gái có một tý mực trông rất gợi cảm và đó là lý do tại sao tôi thích họ.”
“Nếu bạn đến Shibuya, hình xăm là điều bình thường.’
“Nếu bạn xăm, thì bạn không thể chụp MRI và bạn không thể phát hiện ung thư sớm!”
“Xăm là một phần của nền văn hóa Nhật Bản.”
“Mọi người đều làm những gì họ thích phải không? Tôi không có, mặc dù…”
…
Ngày nay, chính quyền ở một số tỉnh đã cấm loại hình kinh doanh này (như trường hợp của anh Masuda), Điều này đồng nghĩa với việc những người xăm hình nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản sẽ “thất nghiệp” và nền văn hóa truyền thống đang đứng bên bờ vực “xóa sổ”.
Các bạn nghĩ sao về nghệ thuật xăm hình nói chung và ở Nhật Bản nói riêng. Có phải hầu hết những người xăm mình đều là người xấu?
Nguồn kotaku
Ashirogi
Bí ẩn hình xăm đẳng cấp của thế giới ngầm Yakuza
Lạm dụng hình xăm ký tự Kanji – người nước ngoài trở nên ngu ngốc trong mắt người Nhật.
Hình xăm Anime?