Thiền và Thần trong thơ Haiku

A! hoa Asagao
Dây gàu vương hoa bên giếng
Đành xin nước nhà bên 

 (Chiyo)

Như một cảm xúc bất chợt bộc phát trước một điều hiển nhiên, dồn nén trong những dòng ngắn ngủi. Nhưng đó là một bài thơ thuộc một thể loại thơ nổi tiếng của xứ sở Phù Tang đấy ạ. Haiku – bạn đã được nghe nhiều chưa?

Ra đời vào những năm 1890 và phát triển mạnh mẽ dưới thời Edo. Một bài thơ Haiku rất ngắn gồm 17 âm tiết và được xếp 3 dòng theo thứ tự 5-7-5: (theo âm tiếng Nhật). Đây là thể thơ ngắn nhất thế giới. Bởi như học giả Daisetsu.T Suzuki nói: “Khi tình cảm đã đạt đến mức độ cao nhất, ta lặng thinh, bởi lẽ không có ngôn ngữ nào có thể diễn tả thích đáng. Ngay 17 vần trong thơ Haiku cũng quá dài”.

Người đầu tiên đưa Haiku lên đến đỉnh cao nghệ thuật là Mashuo Basho.

thiền sư Basho.

Đề tài Haiku đơn giản lắm, bất cứ mọi thứ xung quanh ta, bông hoa, cái giếng, con chim,… Yêu cầu để có một bài Haiku hoàn chỉnh là có quý ngữ tức là từ chỉ mùa. Tất nhiên Xuân, Hạ, Thu, Đông thì không sai, nhưng một bài Haiku hay theo đúng tinh thần Nhật phải là từ mang đặc trưng của mùa. Ví dụ: hoa Đỗ Quyên là mùa hè, Cúc là mùa thu,…

Tuy nhiên, điều mà người đọc thường nhớ và khao khát khám phá ở một bài thơ Haiku đó là tính thiền (hay chất Karumi (nhẹ nhàng) trong câu chữ) và thủ pháp chân không. Cảm thức thẩm mĩ trong thơ Haiku đề cao cái:
Sabi – vắng lặng
Wabi – đơn sơ
Yugen – u huyền
Shiori – mềm mại
Thiền là sự tĩnh lặng, u hoài nghe rất nhẹ nhàng kết hợp với thủ pháp chân không như một sự gợi mở bắt buộc người đọc cùng chiêm nghiệm với tác giả. Đọc thơ Haiku là đồng sáng tạo, đồng cảm nhận cùng người viết.

Teni to raba
Kien nami da zoat suki
Akino shimo

Lệ trào nóng hổi
Tan trên tay tóc mẹ
Làn sương thu

(Basho)

Nỗi đau của của tác giả trước sự ra đi của mẹ hay là sự chiêm nghiệm về cuộc sống ngắn ngủi, dễ tan như giọt sương.

 Hay bài:  

Kare eda ni
karasu no tomari keri
aki no kure

Trên cành khô

chim quạ đậu

chiều thu

(haiku – Buson)

Nguồn: diendan.matsuo-basho

Bài thơ đơn sơ cực độ mà sâu thẳm vô cùng, con quạ cô đơn, chiều thu cô liêu. Hình ảnh một cánh quạ cô đơn đậu trên cành cây trơ trụi giữa một chiều thu mông mênh của Basho đã cuốn hút ta vào thế giới của u huyền và cô tịch, ném ta vào trầm mặc hư vô. Haiku là thế, vô cùng trong khoảnh khắc.

Sau Basho còn phải nhắc đến một số tác giả làm nên sự hoàn thiện cho Haiku như: Yosa Busan, Kobayashi Issa,….

nguồn: ebuson.shtml

Yosa Busan

nguồn: kobayashi-issa-poems

Kobayashi issa

Haiku đi với cuộc đời bình thường mà không hề tầm thường, đạt đến cảnh giới không phân biệt trong một vũ trụ thuần khiết. Và do đó, dù Haiku nói đến những sự vật nhỏ nhoi nhất, ta vẫn thấy nó mênh mông, hùng vĩ và huyền diệu lạ thường. Tác phẩm nào càng gợi ra nhiều suy nghĩ và nỗi ám ảnh trong lòng người đọc thì càng khiến người ta khắc sâu và nhớ mãi.

Bây giờ bạn đã thực sự cảm nhận được hết về HaiKu chưa? Nếu yêu văn hoá xứ Phù Tang thì bạn hãy đến với Haiku để cùng cảm nhận sự tinh tế và chất thiền nhé, cũng như một cách để chiêm nghiệm và thanh lọc tâm hồn mình giữ ồn ào, xô bồ của cuộc sống.

 

  Koibito yo

Thơ Haiku phiên bản Pháp mở đường cho việc sáng tác Haiku phiên bản Việt

Mạo hiểm” học tiếng Nhật qua thơ Haiku

5 tiểu thuyết Nhật Bản bạn nên tìm đọc

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: