Hoa Anh Đào: Nỗi bi thương ẩn giấu trong loài hoa mang vẻ đẹp tuyệt trần
Có một vị cao tuổi nhắn nhủ rằng:
“Cảm nhận vẻ đẹp của hoa Anh Đào không đơn thuần khi thấy Anh Đào nở rộ vào mùa xuân.
Khi ai đó nói rằng hoa Anh Đào chỉ đẹp nhất khi những cánh hoa rơi bay xào xạt trong gió, đó cũng chính là lúc cái chết đang gần đến.
Cuộc hành trình đời người đang dần khép lại”
Nói về sự bi thương của hoa Anh Đào, trong nhân gian có lưu truyền hai truyền thuyết.
Câu chuyện chú chó Shiro
Tương truyền rằng ý nghĩa của loài hoa thể hiện qua câu truyện cổ tích về loài hoa Anh Đào.
Đó là câu chuyện về lòng biết ơn của linh hồn chú chó nhỏ, màu trắng tên Shiro được gia đình ông bà lão nuôi dưỡng.
Chú chó nhỏ sau khi được cưu mang, đã trả ơn cho gia đình ông bà lão bằng chiếc cối thần kỳ. Một khi giã ra lại đầy ắp gạo bên trong. Tuy nhiên sau đó lại bị con trai lãnh chúa chiếm mất.
( Nguồn adogbreeds)
Sau đó bằng cách rải tro của chú chó Shiro đã chết xuống đất, mảnh vườn đã biến thành những cây hoa Anh Đào xinh đẹp ngay sau nhà vào giữa ngày đông giá rét.
Cảm mến điều này vị vua đi ngang qua nhìn thấy khu vườn đã viết bài thơ Haiku gửi tặng đến ông lão”:
” Linh hồn trung thành còn sống mãi
Trong trái tim của người và vật
Biến cây hoa đào chết nở hoa”
Ông lão mượn hình ảnh cây hoa Anh Đào mà đối đáp lại rằng:
“Cuộc đời vui buồn rồi cũng qua
Như gió kia thổi giữa hoa đào
Chỉ tình bạn trường tồn bên ta”
Hoa Anh Đào mang ý nghĩa thanh cao, thuần khiết, biểu trưng cho những nét đẹp trong tâm hồn của con người Nhật Bản.
Màu của hoa tùy vào vùng miền mà cho ra độ đậm nhạt màu sắc khác nhau. Dẫu cho màu sắc nào cũng đều tươi sáng và làm say đắm lòng người.
Tuy nhiên, ẩn sâu trong vẻ đẹp của sắc hoa là những câu chuyện buồn. Loài hoa được sinh ra để tô đậm nỗi buồn, để khúc bi thương thêm dai dẳng một kiếp người.
Truyền thuyết nữ thần Sakura và vị Samurai “bất tử”
Tương truyền rằng trước kia có một vị nữ thần tên Konohara Sakuya, một vị thần trong tác phẩm văn học cổ Nhật Bản. Vị thần này là người đầu tiên đã gieo hạt Anh Đào trên núi Phú Sĩ. Người có sắc đẹp tuyệt trần tựa như đóa hoa mùa xuân, và khi hoa Anh Đào nở cũng đẹp vô cùng, làm nhân gian say đắm. Do vậy, nữ thần được suy tôn làm nữ thần Sakura. Loài hoa Sakura cũng bắt nguồn từ đó.
Vẻ đẹp của hoa khiến người võ sĩ đem lòng yêu thương. Đến khi cánh hoa tàn, người võ sĩ nguyện dùng chính máu của mình hồi sinh hoa kia một lần nữa, trong truyền thuyết Hoa Anh Đào ngày 16.
Hoa Anh Đào bi thương
Từ hai câu chuyên trên, ta có thể thấy hầu như , truyền thuyết về vẻ đẹp cũng như sự tái sinh của hoa bắt nguồn từ máu.
( Nguồn aminoapps)
Nguồn máu linh thiêng từ người võ sĩ đạo. Loài hoa phải nở trong ngày đông giá rét nhưng cũng chỉ có thể rực rỡ vài ngày.
Hoa khi tàn lại không bám víu vào đài hoa như loài khác, mà chỉ cần một cơn gió thoảng nhẹ thì bay đi như loài Bồ Công Anh vô định.
Hoa khi tàn không trở nên khô héo mà vẫn giữ sắc hồng như thuở ban đầu.
Vẻ đẹp thanh khiết của hoa cũng như lòng trung thành của vị Samurai đối với chủ đến khi chết vẫn không hề thay đổi.
Thanh kiếm và hoa Anh Đào biểu tượng cho vị anh hùng Samurai bất khuất, hào kiệt. Biểu tượng kia như nhắc người đời khắc sâu vào tâm trí về người võ sĩ. Lộng lẫy huy hoàng nhưng mỏng manh, ngắn ngủi.
Máu của vị anh hùng đổ xuống thấm đẫm cả đất trời như sắc hoa nở rộ một mùa xuân, nhắc nhở người ở lại nhớ đến những anh hùng đã đi.
Anna ( tổng hợp)
Truyền thuyết Hoa Anh Đào ngày 16