Nếu như không có họ, Nhật Bản sẽ “đi về đâu” ? (Phần 1)
Nhật Bản trải qua nhiều cuộc biến chuyển sinh ly trong lịch sử dân tộc.
Sự phát triển thần tốc như hiện nay được đi lên từ máu và nước mắt của người dân, cùng những tuyên ngôn trong tim mỗi người để phấn đấu cho bản thân, gia đình và quốc gia.
Có thể nói, tiền đề của nước Nhật được xây dựng từ sự đóng góp của 12 nhà tư tưởng cũng như 12 người đã lập ra đất nước.
1.Thái tử Shotoku (hay còn gọi Thánh Đức Thái tử)
Ông là nhà chính trị, nhà cải cách, nhân vật Phật giáo lừng lẫy trong lịch sử Nhật Bản.
Theo Sakaiya Taichi, ông là người đã khởi xướng “tư tưởng gộp đạo” ( Thần, Phật, Nho) duy nhất trên thế giới. Thái tử Shotoku sinh ra vào nửa sau thế kỷ VI, thời điểm quốc gia cổ đang đứng vững.
Thái tử Shotoku ( Nguồn wiki )
Ông là người có công rất lớn trong việc truyền bá kiến thức Phật học đầu tiên ở Nhật Bản.
Thái tử Sotoku cũng chính là người gửi phái đoàn sứ giả đầu tiên của Nhật Bản sang hoàng đế nhà Tùy và trình quốc thư trong đó ghi “Thiên tử nước mặt trời mọc gửi thư này đến thiên tử nước mặt trời lặn”.
2. Hikaru Genji
Dù đây là nhân vật tưởng tượng trong thần thoại nhưng lại được tôn vinh là 1 trong 12 người sáng lập trong lịch sử. Nhân vật này xuất hiện trong bộ Genji Monogatari.
Truyện kể Genji là một trường thiên tiểu thuyết của nữ sinh cung đình Nhật Bản
( Nguồn vi.wikipedia.org)
Tuy Hikaru Genji là nhân vật không thật trong lịch sử nhưng được xem là đại diện cho một bộ phận quý tộc hoặc một nhà chính trị gia thời Heian.
Ông được xem là hình mẫu của một “chính khách thanh nhã”.
Người theo kiểu mẫu của Hikaru Genji nghĩa là loại chính trị gia trông tốt mã tốt người, song chẳng làm gì đáng gọi là chính trị. Thậm chí, ông chẳng muốn làm gì, chẳng quan tâm gì, chẳng hiểu gì về chính trị nói chi là đảm đương việc nước.
3. Minamoto no Yoritomo
Ông là vị tướng sáng lập nên “nền chính trị võ gia”, khởi xướng truyền thống “thực quyền thuộc kẻ dưới” ở Nhật Bản.
Minamoto no Yoritomo chính là người đã đem quyền lực và địa vị đến tầng lớp võ sĩ đạo.
Trước kia trong giới quý tộc, tầng lớp võ sĩ đạo chỉ được xem như kẻ có chút võ nghệ, vũ khí và kỹ năng trong công việc nên được thuê làm quản gia, người thu thuế và áp tải hàng hóa.
Minamoto no Yoritomo
( Nguồn :vi.wikipedia.org)
Ông từng là một quý tộc, sau đó gia nhập vào tầng lớp võ sĩ đạo.
Tuy chỉ là tư lệnh lực lượng của miền Đông nhưng Yoritomo đã lợi dụng vị thế này để thành lập một bộ chỉ huy đồ sộ ở Kamakura, nơi có địa hình phòng thủ tốt và xa kinh đô.
Tại doanh trại, ông đã lãnh đạo tầng lớp võ sĩ đạo giành được nhiều quyền lợi hơn và nắm quyền trị vì tối cao của Nhật Bản. Sau này khi lên ngôi, ông lập nên Mạc Phủ mới mà ngày nay được biết đến với cái tên Mạc Phủ Kamakura.
Trong quá trình xây dựng quyền lợi cho bản thân cũng như tầng lớp võ sĩ, ông đã không xâm phạm đến quyền lợi và chức vị của quý tộc,
4. Oda Nobunaga
Ông là người có công rất lớn trong thời kỳ thống nhất Nhật Bản, chấm dứt thời kỳ chiến loạn kéo dài trên khắp cả nước.
Thời trẻ ông thường bị người đương thời gọi là ” Tên khùng xứ Owari” (vùng đất nhỏ tỉnh Owari).
Cũng bởi tính cách khác thường điều này đã giúp ông thành công trong sự nghiệp như việc sử dụng lính đánh thuê, dám đối đầu với tôn giáo, tính cách và đầu óc của một doanh nhân.
(Nguồn soha)
Tuy nhiên, dù được tôn xưng là vị anh hùng nhưng ông lại vô cùng tàn nhẫn, vì thế cái giá phải trả dành cho vị lãnh tướng tài ba đó là cái chết vì bị phản bội.
Người đời còn cho rằng, Nobunaga thậm chí có thể thỏa hiệp với quỷ để đổi lấy mạng sống và bản thân cũng biến thành quỷ.
Trong quyển 12 người sáng lập Nhật Bản, từ 4 vị có sức ảnh hưởng đến Nhật Bản thời cổ đã tạo bước tiền đề cho những người sáng lập sau này.
Cũng Japo đón chờ những vị sáng lập “vĩ đại” kế tiếp trong lịch sử Nhật Bản nhé!
Ana( tổng hợp)
Câu chuyện loạn luân trong cuốn tiểu thuyết cổ nhất thế giới
Saigo Takamori: Điển tích của vị Samurai chân chính cuối cùng
Cảm động với lý do Hoàng hậu Michiko luôn mang dép khi đi bên cạnh Thiên hoàng