Nếu như không có họ, Nhật Bản sẽ “đi về đâu” ? (Phần 2)

Nhật Bản trải qua nhiều cuộc chuyển biến sinh ly trong lịch sử dân tộc.

Sự phát triển thần tốc như hiện nay được đi lên từ máu và nước mắt của người dân, cùng những tuyên ngôn trong tim mỗi người để phấn đấu cho bản thân, gia đình và quốc gia.

Có thể nói, tiền đề của nước Nhật được xây dựng từ sự đóng góp của 12 nhà tư tưởng cũng như 12 người đã lập ra đất nước.

Từ 4 vị khai quốc công thần trước, tiếp theo chúng ta cùng đến với 3 nhà quân sự cùng những cuộc cải cách quy mô hơn.

5. Ishida Mitsunari

Ông sinh năm 1560, xuất thân từ gia đình phú nông nên từ nhỏ đã được gia đình đưa lên chùa tu học.

Sau trở thành một chỉ huy quân sự của Nhật Bản thời kỳ Azuchi-Momoyama. Ông là thuộc hạ của Oda Nobunaga.

Thời chiến quốc, ông không lập được nhiều công trạng lớn nên thường bị các võ tướng khác khinh miệt.

Tuy thế, từ một người không có địa vị trong 5 quan chấp chính, với tư cách là người hầu cận cho Hideyoshi, ông đã quyết tâm đứng lên bảo vệ gia chủ chống lại những đối thủ đầy quyền lực. Ông trở nên nổi tiếng với “Âm mưu vĩ đại”.

( Nguồn en.wikipedia.org)

Vì không chấp nhận bản thân mình hy sinh nhưng cuối cùng lại bị đổi về phương xa và giáng cấp trong khi kẻ thù tự đắc, ông đã khởi đầu cho cuộc vận động vĩ đại của mình.

Nhờ vào sự sáng suốt và vượt qua khó khăn,  chiến dịch “chia đôi thiên hạ” của ông đã tiến hành vô cùng thuận lợi.

Ishida Mitsunari chính là “bậc thầy đại tài” của phương pháp cách thức lên kế hoạch, chiến lược.

Ông chính là người sáng tạo ra kiểu hình “hạ ý thượng đạt” hàm ý về những kế hoạch siêu khổng lồ của Nhật. Chẳng qua chỉ là sáng kiến của những người cấp dưới, nhưng nếu thật sự có ích thì sẽ được cấp trên phê chuẩn, đây mệnh danh là ” Loại hình kiểu Nhật”.

6. Tokugawa Ieyasu

Có thể nói đây là nhân vật nổi tiếng nhất trong lịch sử nên được tài liệu lịch sử ghi chép nhiều vô số kể.

Với tư cách là một nhà chính trị, một mạc tướng, ông đã làm tròn hai vai trò vô cùng trọng yếu này.

Ông còn là người thống nhất thiên thạ và lập ra mạc phủ. Lối sống của ông đã trở thành bản sắc trong văn hóa Nhật và là niềm tự hào để người dân noi theo.

Tokyo được xếp vào loại bậc nhất thế giới cũng nhờ vào công lao đóng góp to lớn của ông khi xây dựng cơ sở tại đây.

 

Phong cách sống và làm việc của ông đã trở thành tấm gương cho triết lý “tín nghĩa” và nhẫn nại”.

Nguồn gốc sự tận tuỵ suốt đời với công ty của người Nhật cũng xuất phát từ triết lý này.

Nghĩa là người làm công phải có cả tín lẫn nghĩa với xí nghiệp như Tokugawa Ieyasu.

Vào thời của ông, nhờ vào chế độ “Luân phiên chầu hầu”, cả nước đã trở thành vùng văn hóa chung – một vùng xã hội đồng nhất.

Cơ chế tập quyền trung ương của thời đại Edo hình thành “ý thức quan trên” (sự phân biệt trên- dưới, địa vị cao thấp phải tuân thủ tuyệt đối bắt đầu từ giai đoạn này về sau) và “nền trật tự phong kiến”.

Ngày nay, nhân cách sáng ngời của Tokugawa Ieyasu cũng đã trở thành tiêu chuẩn để cấp trên đánh giá nhân viên bao gồm:

Chịu đựng, nhẫn nại và tiết kiệm.

Tuy nhiên, ông lại áp đặt xã hội từ “xu hướng tăng trưởng” sang “xu hướng ổn định”. Vì thế,  ông thẳng tay trừng trị những ai có ý hướng tiến tới sự phát triển.

Ieyasu cùng là người “đóng cửa” Nhật Bản và hướng người dân đến những giá trị trong nước hơn là giao lưu với thế giới (xem trọng và an tâm với mặt hàng trong nước hơn).

7. Ishida Bagan

Tập “chân dung người đàn ông khiêm nhường” chính là miêu tả về Bagan trong thời kỳ này.

Ishida Bagan sinh năm 1685 ( niên hiệu Jokyo năm thứ 2) và mất năm 1744 (niên hiệu Enkyo nguyên niên), theo tây lịch ông được sinh vào cuối thế kỷ XVII và mất vào thế kỷ XVIII.

Là ông tổ của nền Tâm học Thạch Môn nghĩa là Cái học về cõi tâm (lòng người) của phái Ishida, triết lý nhân gian “Cần cù và tiết kiệm”.

Triết lý này không những ảnh hưởng sâu sắc đến ý thức thẩm mỹ, quan niệm đạo đức và dạng thức sinh hoạt của người Nhật mà còn ảnh hưởng đến quan niệm chuyện cần lao động, phép đánh giá sản phẩm và hình thái của thị trường sản phẩm tiêu dùng độc đáo trên thị trường Nhật ngày nay.

( Nguồn memim.com)

Dưới thời của ông, võ sĩ Samurai  làm sao cho phải đạo, biết yêu dân, được thuộc hạ kính nể,  có tư cách tốt và ý thức thẩm mỹ cao. Do đó, xã hội võ sĩ Samurai là xã hội “Tổng số Zero”, bởi các võ sĩ Samurai phải thay đổi “tính tình” như ở thời đại Minamoto no Yoritomo  ( Phần 1)

Vào thời của ông, leo núi Phú Sĩ trở thành tập tục.

Bởi quan niệm cho rằng, người leo núi Phú Sĩ một vài lần được gọi là ” người đạt”, leo được nhiều lần hơn nữa gọi là “người đại đạt” nhận được sự kính nể của nhiều người.

“Làm việc cần mẫn tức là tu nhân” tức “mọi nghề đều là tu hành” cả.

Từ người làm nông đến thương nhân, thợ chế ra đồ dùng….hết thảy nghề nào, người làm phải chuyên cần trau dồi nghề nghiệp của mình, thì tự nhiên nhân cách sẽ được tu dưỡng tốt hơn.

Ngoài ra, chủ nghĩa “Ngồi không là uổng”, ” Xa xỉ là kẻ địch” và chủ nghĩa “đâu ra đó” trở thành đức tính của đa phần người Nhật ngày nay.

Ana ( tổng hợp)

Nếu như không có họ, Nhật Bản sẽ đi về đâu ? (Phần 1)

Tomoe Gozen: Nữ kỵ tướng xuất chúng ngay cả giới Samurai cũng phải nghiêng mình

Saigo Takamori: Điển tích của vị Samurai chân chính cuối cùng

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: