Trà đạo Nhật Bản – Điển hình văn hóa cổ xưa của Nhật

Nhật Bản là một nước có lịch sử lâu đời, đa dạng và phong phú.

Ngày nay nói đến Nhật Bản, ngoài tên tuổi nổi tiếng của các công ty, sản phẩm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới như Sony, Toyota, Honda, Toshiba… người ta còn phải kể đến bonsai (nghệ thuật cây cảnh), sadou (trà đạo), ikebana (nghệ thuật cắm hoa).

Trong đó trà đạo được xem như là một điển hình văn hóa cổ xưa của Nhật mà vẫn được duy trì và phát triển đến ngày nay.

0-nghe-thuat-tra-dao-nhat-ban

Với người Nhật, trà đạo (chadou, sadou, chanoyu) là một hình thức uống trà để giải trí trong một bầu không gian tĩnh lặng, mà cả người chủ lẫn khách đều hướng đến sự thư giãn tinh thần và sự hòa hợp với thiên nhiên.

khong-gian-tra-that-trong-tra-dao-nhat-ban

Phòng trà được bày biện rất đơn giản nhưng khách có thể cảm nhận được nét đẹp nhẹ nhàng, thanh tao, không khí ấm áp, thể hiện sự mến khách của chủ nhà.

Khi khách đến, sẽ được đưa qua một dãy phòng dẫn để đến phòng đợi.

Ở đây, sau khi được phục vụ một tách nước nóng, khách được đưa ra khu vườn dẫn đến phòng trà.

Vườn trong khuôn viên của phòng trà mang nét độc đáo riêng biệt của trà đạo, mỗi thứ trong vườn đều mang một biểu tượng riêng đem lại cảm giác thanh bình, yên ả.

Tại đây, khách dừng lại dùng vòi nước có sẵn trong vườn để rửa tay trước khi vào phòng trà.

Chủ nhà trong bộ Kimono truyền thống cúi mình tiếp đón khách một cách nhẹ nhàng và lịch sự ngay ngưỡng cửa của phòng. Lối vào phòng trà thường bao giờ cũng thấp khiến mọi người đều phải cúi mình để đi, tượng trưng sự cung kính và khiêm tốn.

Tiệc trà chính: Những buổi tiệc trà lớn thường kéo dài hơn 4 tiếng đồng hồ, trước tiệc trà, khách được phục vụ một chiếc bánh ngọt xinh xắn có hình dạng và màu sắc tùy theo từng dịp lễ hay theo mùa, chẳng hạn như hình lá momiji (một loại lá đỏ vào mùa thu), hay hình hoa sakura (hoa anh đào vào mùa xuân).

Trong thời gian này, chủ nhà tiến hành các bước pha trà.

am-thuc-doc-dao-tu-hoa-anh-dao-cua-nhat-ban

Đầu tiên, phải đun nước bằng bếp lò than, sau khi nhận biết nước trong nồi đun vừa đủ độ nóng thích hợp để pha trà, bằng động tác thuần thục, họ mới bắt đầu tráng ấm chén, rồi bỏ trà vào ấm.

Sau đó, họ nhẹ nhàng dùng chiếc gáo bằng gỗ múc nước trong nồi đun chế vào ấm trà.

Sau khi hãm trà trong vài phút để trà được hòa vào nước mà vẫn giữ nguyên hương vị của nó, họ cẩn thật rót vào bình chuyên, rồi từ bình chuyên mới châm trà vào chén.

Việc cuối cùng là đặt những chén trà lên bàn, mời khách dùng trà với một cung cách lễ phép.

nghe-thuat-tra-dao-nhat-ban2

Cách thức uống trà của khách cũng được quy định nghiêm ngặt.

Trước khi uống, khách để hai tay xuống sàn nhà, cúi đầu chào mọi người, rồi cung kính nâng bát trà lên, xoay bát ba lần theo hướng kim đồng hồ, sau đó từ từ uống.

Khi uống xong, khách xoay bát theo hướng ngược lại về chỗ cũ, rồi lại nhẹ nhàng đặt bát xuống.

Khi tất cả đã uống xong, mọi người lại cúi mình chào nhau một cách kính cẩn rồi mới lần lượt ra về.

Điều đáng chú ý ở đây là những thao tác, ngôn từ không những của chủ nhà mà kể cả của khách đều được hướng dẫn, luyện tập nhiều qua một trường lớp dạy trà đạo chính quy.

japan tea ceremony2

Qua nghi lễ của một buổi tiệc trà cũng như ý nghĩa, nét đặc sắc của trà đạo Nhật Bản, chúng ta có thể nhận biết thêm một số nét đặc trưng của nền văn hóa Nhật Bản cũng như tính cách của họ.

Mỗi người trong quá trình học hỏi, luyện tập và thưởng thức các bước của một buổi tiệc trà đều phải tỏ ra rất cung kính, lễ nghi như cúi gập mình khi chào hỏi, lễ phép, khiêm nhường khi nói chuyện.

Thêm vào đó, họ còn học được tính cẩn thận, tỉ mỉ, nhẹ nhàng, khéo léo và ngăn nắp khi thực hiện từng hành động trong một chuỗi thao tác nhỏ của một buổi tiệc trà.

Vì thế, việc học trà đạo cũng như khiếu thẩm mỹ, sự cảm nhận nghệ thuật trong cách thưởng trà, ngoài việc thư giãn tinh thần còn có ý nghĩa giáo dục rất cao.

Theo Samurai Tour

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: