Bạn có biết bí quyết làm nên “nét quyến rũ” của các doanh nhân Nhật là gì?

Hẳn đã có lần bạn đã phải nghiêng mình thán phục trước cách làm việc tận tâm của người dân nước này.

Đặc biệt trong ngành dịch vụ, chỉ cần là khách hàng, bạn sẽ cảm thấy mình thực sự trở thành một thượng đế. Bởi cách phục vụ tận tình qua từng câu nói cũng như  cách đi đứng, chào hỏi.

Ở Nhật, công ty luôn ưu tiên nhu cầu của người tiêu dùng lên hàng đầu. Vì thế,  bạn muốn mua bất cứ món đồ trong thời điểm nào đều khá dễ dàng và tiện lợi. Ngay cả khi, bạn không biết cách sử dụng sản phẩm, công ty sẽ cho người đến tận nhà hướng dẫn bạn từng thao tác.

( Nguồn nguoi-viet.com)

Điển hình, ông chủ cây xăng ở Hà Nội đã cúi chào khách hàng giữa trời mưa. Dường như, không có một

ông chủ nào lại đi hạ mình, khiêm nhường với khách hàng đến như vậy. Phong cách phục vụ nhanh nhẹn, tuần tự và chính xác, cùng nụ cười niềm nở sẽ khiến bạn trở thành khách hàng lâu năm của họ.

Hay như, một hiệu trưởng trung tâm Nhật ngữ mà tôi biết, có thể đứng trước cổng trường đại học phát tờ rơi cùng nhân viên của mình giữa cái nắng nóng Sài Gòn.

Vì vậy, dù thường ngày có hay than phiền về công việc thế nào đi nữa, thì nhân viên người Việt vẫn cảm phục trước cung cách làm việc tận tụy của sếp Nhật.

Điều gì khiến dịch vụ của người Nhật luôn chu đáo và tận tình đến như vậy?

Triết lý từ vị Chủ tịch Tadashi Yanai chính là câu trả lời thiết thực nhất.

“Chỉ khi có  khách hàng, chúng ta mới có công việc. Vì thế, khách hàng là trung tâm của những việc chúng ta làm”

( Tadashi Yanai)

Khái niệm này tuy đơn giản nhưng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ lại quên đi.

Chính việc không xem trọng khách hàng, nhiều doanh nghiệp buôn bán gian dối, bán cho khách hàng những sản phẩm kém chất lượng. Đó là những doanh nghiệp ham lợi trước mắt, xem trọng đồng tiền mà bỏ rơi “chính miếng ăn” của mình.

Dẫn tới, khách hàng sụt giảm niềm tin vào doanh nghiệp.

( Nguồn kenh14.vn)

Nghiêm trọng hơn, việc mất uy tín không chỉ ảnh hưởng đến cả một cá nhân, tổ chức mà còn là niềm tin của thương hiệu nước nhà.

Điển hình ở Việt Nam, lòng tin mất đi, người tiêu dùng buộc phải quay sang sản phẩm nước ngoài, nơi có những doanh nghiệp xem trọng đối tác của mình. Đến khi sụp đổ, nhiều doanh nghiệp “đổ thừa”cho người tiêu dùng mê hàng ngoại hoặc tự cho rằng tiềm năng mình chưa mạnh so với doanh nghiệp nước ngoài. Tất cả chỉ là nguỵ biện cho thói “biến chất” của một số doanh nghiệp mà thôi.

Mức độ cạnh tranh ngày càng cao, doanh nghiệp luôn phải thay đổi chiến lược để thích ứng với môi trường.

Nhưng dù là doanh nghiệp nhỏ hay lớn thì việc đặt khách hàng làm nền tảng cho mục tiêu phát triển kinh doanh là điều quan trọng nhất.

Anna

Tokyo: Nơi hạt cát cũng có thể làm thành vàng

Những âm thanh vô ý phát ra khiến bạn cảm thấy mình giống người Nhật

Không cần nhân viên phục vụ nhưng món ăn vẫn tới tay khách hàng

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: