Ngày Quốc Khánh của Nhật Bản và những vấn đề có thể bạn chưa biết
Mỗi nước đều có một ngày kỷ niệm đất nước được thành lập. Riêng điểm này thì Nhật Bản cũng giống như bao quốc gia khác.
Các bạn biết đấy, Nhật Bản chọn ngày 11 tháng 2 hằng năm là ngày Quốc Khánh. Vào ngày này, người dân tổ chức nhiều lễ hội và các cuộc diễu hành nhằm ăn mừng ngày Thiên Hoàng đầu tiên của Nhật Bản – Jimmu ra đời.
“Tại sao ngày Quốc Khánh lại ăn mừng Thiên Hoàng ra đời?”. Hẳn các bạn sẽ cảm thấy rất lạ. Vì vậy, hãy cùng với Japo tìm hiểu ý nghĩa về ngày này một chút nhé!
Hoàng đế Jimmu – Thiên Hoàng đầu tiên, được coi là hậu duệ trực tiếp của nữ thần mặt trời (Amaterasu) cuối cùng của Nhật Bản. Theo văn học cổ đại, Jimmu được sinh ra ở quận Miyazaki, Kyushu.
Nguồn wikipedia
Sau đó Jimmu bắt đầu chiến tranh, đánh bại mỗi gia tộc ông gặp phải và thống nhất toàn bộ Nhật Bản. Hiện nay, có rất nhiều di tích lịch sử của vị hoàng đế đầu tiên trên khắp đất nước, đặc biệt là ở Kyushu.
“Như vậy thì liên quan gì đến chuyện ngày Quốc Khánh là ngày kỷ niệm Thiên hoàng Jimmu ra đời?”. Bây giờ chúng ta sẽ chuyển đến thời cận đại để hiểu rõ hơn tại sao người dân Nhật Bản lại nghĩ như vậy.
Thời Minh Trị, trong lúc chính phủ ấn định ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước thì một sự nhẫm lẫn đã xảy ra. Vào năm 1873, Nhật Bản chuyển từ Âm lịch sang Dương lịch, chính phủ ấn định ngày Quốc Khánh là 01/01/1873 theo lịch âm, trùng với ngày 29/01/1872 theo lịch dương.
Nguồn historyworldsome
Tuy nhiên, người dân lúc bấy giờ nhầm tưởng ngày này là ngày Tết Nguyên Đán thay vì ngày lập quốc, nên đã chuyển sang ngày 11/02/1873 sau khi tính toán chính xác ngày Thiên hoàng Jimmu ra đời. Kể từ đó, 11/02 hằng năm vừa là ngày Quốc Khánh vừa là ngày kỷ niệm Thiên hoàng đầu tiên ra đời.
Nguồn rekishi-roman
Thực chất, ngày lập quốc dùng để kỷ niệm Thiên hoàng và được đặt tên là Kigensetsu. Không những nhằm mục đích thống nhất ý chí của người dân hướng về Thiên hoàng Minh Trị, mà còn nhằm củng cố quyền lực, sau khi ông hạ bệ triều đại Mạc phủ Tokugawa, khôi phục quyền cai trị.
Nguồn rekishi-roman
Có rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh ngày Quốc Khánh. Sau khi Nhật Bản trở thành một nền dân chủ sau chiến tranh thế giới thứ II, kéo theo sự phế truất quyền lực của Thiên hoàng (sau này gọi là Nhật Hoàng) ngày Kigensetsu cũng bị bãi bỏ.
Nguồn rekishi-roman
Tuy nhiên,theo Hiến Pháp, ngày 11/02 vẫn là ngày Quốc Khánh của đất nước nhưng ý nghĩa hướng về Thiên hoàng đã không còn, đơn giản chỉ là ngày ăn mừng đất nước được thành lập. Vì chính ngày này, tướng McArthur phê chuẩn bản sơ thảo của Nghị viện Nhật Bản năm 1946, đưa Nhật Bản đi theo con đường chủ nghĩa tư sản.
Nguồn panoramio
Ngoài những vấn đề này, luôn luôn có rất nhiều điều thú vị khi tìm hiểu câu chuyện đằng sau ngày Quốc Khánh và thần thoại Nhật Bản. Nếu bạn có thời gian, hãy ghé thăm đền Udo ở quận Miyazaki, nơi bạn có thể tìm hiểu thêm về lịch sử cổ đại Nhật Bản.
Ashirogi
10 phim hoạt hình thần thoại đẹp nao lòng về nước Nhật
Bạn có biết vị thần Shinto quyền lực nhất được cho là Tổ tiên của Hoàng đế Nhật Bản?
5 điều bí ẩn về Hoàng gia Nhật Bản: Chỉ có tên mà không có họ, nhiều nữ hoàng nhất thế giới