Tưởng nhớ nhiếp ảnh gia Nhật qua những bức ảnh xứ Alaska

Khi bạn đang xem những hình ảnh dưới thì chủ nhân của nó đã không còn trên cõi đời này nữa, có bao giờ bạn tự hỏi, người đó là ai mà có thể mang “cái khắc nghiệt nhưng đẹp huyễn hoặc” của xứ Alaska xa xôi đến với mọi người trên toàn thế giới.

Người đó vĩ đại như thế nào mới dám dấn thân sống và chinh phục thiên nhiên mảnh đất này, chỉ thấy “di sản” ông để lại thôi là đã hiểu trọn đam mê và nhiệt huyết một đời người rồi.

Nhiếp ảnh gia người Nhật Hoshino Michio đã trải qua 18 năm sống ở Alaska, ghi lại cuộc sống vùng Viễn Đông này qua những bức ảnh thiên nhiên nổi bật. Với tài năng thiên bẩm, ông đã chụp lại những khảnh khắc chân thật nhất của vùng Alaska hoang vu, mang về cho người xem cảnh một chú gấu ở vùng bắc cực vô tận, hay hòn đảo Caribou bên cạnh con sông im lìm, và vũ điệu Aurora Borealis giữa tuyết trắng.

Hai thập kỷ trôi qua kể từ cái chết bất ngờ của Hoshino vào năm 1996, nhưng các tác phẩm của ông vẫn tiếp tục truyền cảm hứng cho người hâm mộ Nhật Bản và trên toàn thế giới.

(Nhiếp ảnh gia Hoshino)

Hoshino còn là một nhà văn tài năng, người cảm nhận một cách sâu sắc nhất về con người Alaska trong những bài tiểu luận của ông. Hoshino đã gắn bó với vùng đất này gần hai thập kỷ, kể lại những câu chuyện về đất đai, cư dân nơi đây. Nhưng cuối cùng, cuộc đời ấy đã “khép lại” bởi một cuộc tấn công của con gấu trong khu bảo tồn động vật hoang dã ở Kamchatka vào ngày 8 tháng 8 năm 1996.

(Một đàn Caribou di chuyển qua Bắc cực)

Giấc mơ người nghệ sĩ

Hoshino sinh năm 1952 tại Ichikawa, tỉnh Chiba. Ngay từ bé, ông đã có một tình yêu mãnh liệt với những cuốn sách, một thú vui theo ông suốt cuộc đời. Hoshino thường quan tâm đến những cuốn của Ernest Thompson Seton (1860-1946). Khi trưởng thành, mối quan tâm của ông lại chuyển sang một hướng khác, đó là khám phá những nơi hoang dã của Nhật. Với mong muốn được trải nghiệm ở những vùng đất mới, 16 tuổi, ông “độc hành” quanh Bắc Mỹ, từng đến Los Angeles và New York, ghé thăm công trình kỳ quan thiên nhiên ở Grand Canyon.

Ông bắt đầu quan tâm đến Alaska vào những tháng ngày trong giảng đường đại học. Như một cơ duyên, ông tìm thấy bức ảnh chụp ngôi làng Eskimo của hàng sách cũ ở Tokyo. Bức ảnh đăng trong cuốn sách địa lý quốc gia, đã đánh thức khao khát mong muốn trải nghiệm cuộc sống ở đó. Ông tự hỏi “sao người ta có thể sống nơi ảm đạm đó, họ ăn gì? sống như thế nào?” 

Mùa hè năm 1973, Hoshino đến với ngôi làng bé nhỏ này, ở lại trong gia đình của người dân địa phương và bắt đầu cuộc sống như người bản địa.

(Một nhóm người Eskimo đuổi theo cá voi ở Bắc Băng Dương)

Năm 1978, ông nghiên cứu sinh vật hoang dã tại đại học Alaska, Fairbanks. Sau đó quay về Nhật và học làm nhiếp ảnh với một thời gian ngắn. Trong 18 năm tiếp theo, ông đi du lịch khắp mọi miền của bang.

Trong bài tiểu luận “Kitaguni no aki” (Mùa thu ở phương Bắc), ông nói: “Chúng ta có thể tìm hiểu sự vĩnh cửu của thời gian qua mỗi mùa. Đó là sự thay đổi của thiên nhiên, tuần tự hàng năm để cho chúng ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó. Cách tốt nhất để nhìn thấy sự biến chuyển cuộc sống đó là đếm mỗi mùa trôi qua”

(Mẹ con Gấu Bắc cực trong tuyết)

Phía sau ống kính

Hoshino rất thành công trong vai trò nhiếp ảnh, tác phẩm của ông đã được xuất bản rộng rãi và trở thành một niềm tự hào của Nhật với toàn thế giới. Ông cũng đã giành giải Kimura Ihei uy tín và được mời tham dự triển lãm ảnh ở nhiều nơi. Mặc dù nổi tiếng nhưng ông vẫn cân bằng được các mối quan hệ, gia đình – bạn bè và công việc.

Dường như, thân thiện, cởi mở và hay an ủi người khác là những điều mà Hoshino gửi cho người ở lại khi nhắc về ông. Bất cứ ai gặp đều nhận được sự quan tâm thân mật nhất, “Anh ấy rất đơn giản và tốt bụng”

(Vũ điệu của cá Voi lưng gù)

Ông luôn khuyến khích mọi người theo đuổi sở thích của họ, truyền lại cảm hứng và kinh nghiệm của mình trong  những tháng ngày chinh chiến với đam mê.

Trong “Mo hitotsu no jikan”, ông viết: “Không có gì phải nghi ngờ khi mỗi phút giây ta sống trên cõi đời này là mỗi khoảnh khắc để ta khám phá cái vô cùng của cuộc sống. Thiên nhiên luôn dạy ta nhiều điều, cái đẹp nảy sinh từ vùng đất cằn cỗi cho ta nhận thức sâu sắc về cuộc sống này”.

(Săn mồi trên đỉnh thác nước)

Người nghệ sĩ ấy có thể không còn trên cuộc đời này nữa, nhưng nhiệt huyết và đam mê tuổi trẻ, không ngại bất cứ khó khăn nào để “mang” Alaska đến với mọi người qua từng khoảnh khắc chân thật nhất thì ở lại trong lòng người hâm mộ.

Có thể nói, đó không còn là mỗi khuôn hình bình thường nữa, đó là cả một đời người.

Tham khảo: nippon

TT

Bạn có tin đây là những bức ảnh chụp mẫu Nude 100% của nhiếp ảnh gia Nhật ?

Nếu am hiểu về nhiếp ảnh, bạn sẽ biết được điểm khác nhau giữa hai bức ảnh này

Một thời cơn sốt nghệ thuật Nhật Bản tràn khắp phương Tây

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: