Bị phá mất nhà, rất nhiều người già ở Nhật lâm vào tình trạng vô gia cư
Rất nhiều người cho rằng Nhật Bản là một quốc gia có an ninh xã hội cao vì vậy, cuộc sống mỗi người luôn được đảm bảo nhất là với người cao tuổi. Hơn nữa, chính phủ Nhật Bản sẽ trả tiền cho người cao tuổi để có thể có một cuộc sống tối thiểu. Với sự đảm bảo từ phía chính phủ, người dân có đời sống đảm bảo thậm chí khi gặp khó khăn.
Tuy nhiên, đó chỉ là “bề nổi” của sự việc, bên trong xã hội Nhật lại tồn tại những vấn đề chỉ chính người Nhật mới hiểu. An ninh xã hội của người Nhật được ví von như người cao tuổi ở Việt Nam tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.
Nguồn nghihuu
Những căn hộ cho thuê mà người dân đã sống đến bây giờ dần trở nên cũ kỹ theo thời gian. Nếu như ở Việt Nam, người dân có thể dễ dàng thuê một căn hộ cũ với mức giá khá “bèo” nhưng ở Nhật, động đất thường xảy ra quanh năm vì thế các tòa nhà cũ buộc phá đi và phải xây dựng lại.
Hiển nhiên, chung cư xây dựng lại sẽ trở nên đẹp đẽ và khang trang trở lại đồng nghĩa với số tiền của bạn sẽ phải tăng lên. Bạn sẽ phải trả một mức giá khác cho toàn nhà. Lúc này, tiền thuê trở thành vấn đề hàng tháng của bạn so với căn hộ cũ kỹ trước kia. Nếu không muốn trả chi phí cao bạn có thể tìm một căn hộ khác nhưng kỷ niệm về ngôi nhà khó có thể phai mờ trong tâm trí.
Điều đáng buồn hơn khi bạn phải từ bỏ ngôi nhà bao năm sinh sống đấy vào tuổi xế chiều, không còn chút sức lực cả sức khỏe lẫn tâm trí để đương đầu với những sóng gió cuộc đời. Cả hành trình đời người đang ngày một khép lại và bạn không thể biết chắc được sẽ rời khỏi cuộc hành trình vào lúc nào.
Nguồn nghihuu
Sống một mình khá vất vả khi một mình bạn phải để lo toan hết tất cả, những lúc bạn sơ suất khó ai bên cạnh để giúp mình như việc quên tắt bếp ga có thể gây hỏa hoạn, hay quên rút dây điện bàn ủi.
Đối với người già, việc này còn khó khăn gấp bội phần, chưa kể không một người thân nào bên cạnh, chẳng may họ qua đời ai sẽ là người bên cạnh vào giờ phút cuối.Vị cứu tinh sẽ xảy ra, khi ai đó trở thành người bảo lãnh, họ sẽ không phải thuê một căn nhà mới. Điều này thật mong manh, ngôi nhà cho tuổi già đã không còn.
Vì sao người già ở Nhật lại trở nên đơn độc đến thế, sao lại phải một mình gồng gánh trên vai những khó khăn cuộc đời ở tuổi xế chiều. Một người đàn ông đã được ly dị vợ và sống một mình sau khi công ty bị phá sản. Ông đã bỏ đi để không gây phiền toái cho gia đình của mình.
Nguồn seekingalpha
Hay một người cha chưa kịp nhìn đứa con bé bỏng của mình chào đời đã vội ra đi và một người mẹ xa bỏ rơi đứa con của mình, không liên lạc suốt mấy năm trời.
Hoàn cảnh gia đình là thế, dẫu cho có một ngôi nhà để nương thân nhưng nỗi cô độc đã xâm chiếm toàn bộ cuộc sống của họ. Phải làm gì khi sự cô đơn “bao phủ” cả tâm trí, bao phủ cả ngôi nhà.
Sự cô đơn còn lớn hơn cả cái chết nhưng đời người nào có thể chết dễ dàng đến thế vì họ sợ chết.
Số người già ở Nhật đang sống mà bị lâm vào tình cảnh thương tâm như vậy đang gia tăng nhanh chóng Nhật và trở thành một quốc gia cô đơn.
Phải chẳng Nhật Bản là một quốc gia cô đơn?
Ở độ tuổi nào cũng sẽ có những khó khăn hay áp lực riêng, đời người rất mong manh vì vậy quan trọng nhất ở cuộc đời là tự tìm kiếm niềm vui cho riêng mình trong những điều nhỏ nhặt nhất. Vì giá trị của cuộc do chính bản thân mỗi người tạo dựng.
Kengo Abe
Một góc Nhật Bản Shitamachi Yanesen