Okazaki Taro: Tấm gương điển hình của một “ông chủ trẻ” người Nhật

Khi những tập đoàn lớn trở nên “già cỗi” cùng những thông lệ truyền thống lâu đời dần lui về “hậu phương”, để lại một vài “khoảng trống” trong nền kinh tế năng động và đa nhiệm mới. Các công ty nhỏ bắt đầu “sử dụng” những lợi thế của bản thân để lấp đầy khoảng trống đấy, điển hình là sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp gắn với cụm từ “Start up”.

“Start up” là cụm từ bắt nguồn từ phương Tây vào năm 1990. Ban đầu nói về những công ty vừa khởi nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Về sau, cụm từ mang nghĩa rộng hơn trên nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, truyền thông,…

Dùng “Start up” để chỉ những doanh nghiệp còn “non trẻ”.

Con đường khởi nghiệp của một “start up” luôn đầy chông gai và đi liền với vòng trùng lặp giữa “thất bại- thành công” khó khăn bộn bề như gọi vốn, truyền thông, thời gian,….
Okazaki Taro, một doanh nhân thành đạt từng đi lên từ những khó khăn, vấp ngã không ít lần.

Xuất thân từ gia cảnh nghèo khó, Taro luôn phấn đấu trong cuộc sống, công việc đầu đời là bán hàng cho một công ty. Chính sự nỗ lực trên đã giúp ông giành lấy danh hiệu “ Thần đồng tiêu thụ”.

Từ tiền đề đó, năm 24 tuổi, ông tách ra lập doanh nghiệp riêng và tự thực hiện hết mọi công việc, kể cả tiếp thị cho sản phẩm của mình.

Sau 4 năm, Taro đã thu về hơn 20 tỷ Vnd tương đương 600 vạn tệ. Thành công trên đã giúp ông mở rộng thêm mô hình phát triển và thuê thêm nhân viên cho công ty.

Dường như ý trời dành cho một “Start up” là khó khăn và chông gai. Chưa được bao lâu, công ty của ông vướng phải rủi ro khiến Taro phải xây dựng sự nghiệp lại từ đầu.

Nhưng cũng nhờ rủi ro trên giúp ông có được những kinh nghiệm lớn, góp phần vào hành trang xây dựng và phát triển công ty về sau.

Okazaki Taro luôn “nằm lòng” ba bài học của một “Start up” là:

Hãy chọn công việc nhiều thử thách và tâm huyết với nó

Đối với những người trẻ tuổi khi lựa chọn công ty phải định hướng được một số điều như “công việc đó có học hỏi điều gì mới không? Sự nghiệp trong tương lai có phát triển không ?”

Và tất nhiên, những người chọn công việc “nhẹ nhàng”, không nặng đầu óc suy nghĩ thường là kiểu người ưa thích cuộc sống bình lặng. Vì vậy, khó có thể trở thành một doanh nhân “Start up”.

Vì để trở thành “Start up” đòi hỏi phải linh động, nhạy quan sát, đọc nhiều sách để giải quyết vô số vấn đề. Người “đầu thuyền” bao giờ cũng phải rất giỏi mới có thể “chèo lái con tàu” giữa “đại dương” đầy nguy hiểm.

 

Nguồn glints.sg

Luôn không “bằng lòng” với cuộc sống hiện tại.

Những người vội chấp nhận với những gì đang có ở thực tại, không muốn phấn đấu thêm, thường không thể có thành quả tốt đẹp hơn trong tương lai.

Người trẻ tuổi phải luôn trăn trở về một hướng đi mới để phát triển bản thân. Những câu hỏi thường trực trong đầu là “có cơ hội nào khác không?”, “tương lai như thế nào?”

Nỗ lực và phát huy giá trị của bản thân khi còn trẻ

Trong thời gian lập nghiệp, Okazaki Taro cũng từng bị một công ty lừa đảo chiếm trọn số tiền của mình khi ông lập nghiệp lần 2 trong đời.

Đó là lý do vì sao, Okazaki Taro khuyên các bạn trẻ phải trau dồi thêm nhiều kiến thức xã hội từ lớn đến nhỏ trên nhiều lĩnh vực, để đủ bản lĩnh đối đầu với những cạm bẫy trong cuộc đời.

Hiện tại, Okazaki Taro đang là giám đốc tổng phụ trách IT Management, chính thức bước chân vào “cuộc chơi” lớn như một doanh nhân thật sự.

Nguồn tham khảo: mb

Anna

Tưởng nhớ nhiếp ảnh gia Nhật qua những bức ảnh xứ Alaska

Fujitsu công bố Học bổng cho Khóa đào tạo Quản lí 2018

Cách người Nhật phù phép cho những vật liệu không còn giá trị sử dụng

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: