Nhật hoàng Akihito: Vị vua có công “đưa” Nhật Bản “gần hơn” với thế giới bằng tình thương

Nhật hoàng Akihito tuy không còn nắm giữ quyền lực đất nước như trước nhưng, ông vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong lòng dân chúng. Nhật hoàng Akihito là biểu tượng cho “quốc hồn” của một dân tộc lâu đời, xưa cổ.

Akihito là tên thật của ông lúc ông lúc chưa lên ngôi. Giống như nhiều nước Á Đông thời phong kiến khác, người dân không được phép gọi tên thật của vua mà phải gọi là “Tenno Heika” (Thiên hoàng Bệ Hạ). Triều đại của Akihito có niên hiệu là Heisei (Bình Thành) với thông điệp “Hòa bình khắp mọi nơi”.

Nguồn mb.dkn

Theo truyền thống hoàng tộc, sau khi vua băng hà sẽ đổi thành Tenno Heisei (Bình Thành Thiên Hoàng) và người kế vị tiếp theo sẽ lập nên triều đại mới. Akihito là con của Thiên hoàng Chiêu Hòa (Hirohito) và Hoàng hậu Hương Thuần. Khác với thông lệ hoàng gia bấy giờ, vua Chiêu Hoà không bổ nhiệm Akihito vào quân đội.

Sinh thời vào chiến tranh, ông đã phải cùng em trai của mình, Hoàng tử Masahito lánh khỏi Tokyo khi bom công kích của Hoa Kỳ ném xuống thành phố này. Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Nhật Bản bị Hoa Kỳ chiếm đóng. Trong năm 1952, Akihito nhận lễ tấn phong Hoàng Thái tử tại Hoàng cung Tokyo. Mãi đến ngày 7 tháng 1 năm 1989, khi vua Chiêu Hòa băng hà, Thái tử Akihito lên ngôi, trở thành Thiên hoàng thứ 125 của Nhật Bản.

Nguồn yan.vn

Năm 1953, ông đại diện cho Nhật Bản tham dự lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II. Năm 1959, Hoàng thái tử Akihito cưới Michiko Shoda làm vợ.

Theo phong tục, người bạn đời của Hoàng gia cũng phải mang huyết thống Hoàng tộc và lựa chọn bởi cơ quan nội chính Hoàng gia. Thế nhưng vị hôn thê của ông chỉ là con gái của một thương nhân sinh sống ở vùng nông thôn cách Tokyo 80 km. Điều này đã làm dấy lên làn sóng dư luận của người dân trong  nước và quốc tế.

Hơn thế, ông lại là vị vua thứ 2 của trong lịch sử Nhật Bản duy trì chế độ một vợ – một chồng theo truyền thống hôn nhân hiện đại của phương Tây.

Nguồn yan.vn

Trong thời gian trị vị, ông cùng người vợ của mình là công nương Michiko nỗ lực đến gần hơn với công chúng bằng nhiều chính sách như thay đổi cách nhìn nhận của thế giới về Nhật Bản bằng những chuyến công du sang nước bạn.

Trong chuyến công du của mình, ông đã được cấp phong Huy hiệu cấp tước Garter, danh hiệu cao nhất trong hệ thống quý tộc Anh, Nữ hoàng Anh Elizabeth II cũng nhận được tước hiệu vinh dự này. Đến nay, ông là Hoàng đế duy nhất ngoài khu vực châu Âu nhận được tước hiệu này.

Ông cũng là vị vua, dám thừa nhận trách nhiệm của Hoàng gia trước người dân trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Châu Á từng bị Nhật chiếm đóng về những tội ác phát xít đã gây ra cho họ, bắt đầu từ việc xin lỗi Trung Quốc.

Nguồnsoha.vn

Bên cạnh đó, Thiên hoàng Nhật cũng đã bình ổn được nhiều mối quan hệ trên thế giới như mối quan hệ Nhật Bản- Triều Tiên. Ông cho rằng Nhật Bản và Triều Tiên có quan hệ gần gũi xét theo lịch sử .

Suốt những năm tháng trị vì, Nhật hoàng Akihito dùng tình thương và lòng nhân ái của mình để giúp Nhật Bản phát triển theo hướng tốt đẹp hơn, “xua tan” mảng màu đen tối của người dân thời hậu chiến.

Ông xứng đáng là vị vua mang đến hòa bình cho người dân, đúng với tên gọi triều đại Heisei của mình. Một vị vua mãi được ca ngợi và tôn vinh trong lòng dân chúng.

Nguồn tham khảo:wikipedia

Anna

Bạn có biết quyền lực thực sự của Thiên hoàng Nhật Bản là gì?

Cảm động với lý do Hoàng hậu Michiko luôn mang dép khi đi bên cạnh Thiên hoàng

Tại sao phụ nữ không thể trở thành Thiên Hoàng?

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: