Điểm danh các Scandal khiến thương hiệu “Made In Japan” tụt dốc không phanh?

Người Nhật mất cả trăm năm để xây dựng thương hiệu “Made in Japan” trở thành niềm tự hào của quốc dân. Thế nhưng, một số doanh nghiệp vì nhiều lý do khác nhau đã  “phá vỡ” danh tiếng của mình. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến hình ảnh “Made in Japan” đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thế giới?

Nguồn umbrella

Hàng loạt các vụ bê bối xảy ra khi lần lượt những hãng uy tín hàng đầu của Nhật vướng phải nhiều tin đồn không hay. Hơn hết, số lượng công ty vướng vào kiện tụng ngày càng nhiều hơn khiến người tiêu dùng không khỏi nghi ngờ, thất vọng.

Cộng đồng quốc tế đặt ra câu hỏi:

Liệu thương hiệu ” Made in Japan” có còn “thống trị” thị trường tiêu dùng uy tín nữa không?

Nguồn:vnexpress

Chúng ta hãy lần lượt điểm lại các sự kiện bị gọi là ” Cú sốc Japan” nào!

Vào năm 2008-2009, hãng Toyota có lệnh thu hồi hơn 8.000 dòng xe Altis được lắp ráp tại Việt Nam,  do lỗi kỹ thuật của hãng túi khí Takata khi cụm bơm khí sản xuất không đúng cách dễ bị hơi ẩm xâm nhập theo thời gian.

Vào tháng 7/2017, Toyota cũng đã có đợt thu hồi cả 2 dòng Altis và Vios khi tiếp tục sử dụng túi khí Takata không đảm bảo khiến 16 người tử vọng. Cuối cùng, tập đoàn túi khí Takata buộc phải tuyên bố phá sản do để mất niềm tin khách hàng và gây thiệt hại cho các công ty khác.

Nguồn:gen

Kế đến là sự việc của hãng ô tô Nissan bị giới chức trách ra thông báo tạm ngưng sản xuất với lý do không đúng quy trình kiểm định khi tuyển dụng những kỹ sư chưa được cấp phép tay nghề. Đợt thu hồi kéo dài từ tháng 10/2007 đến tháng 9/2014.

Tiếp đến, người tiêu dùng lại một lần nữa “ngỡ ngàng” khi nghe tin “người khổng lồ” – Toshiba đang phải gồng mình giải quyết vấn đề tài chính khi gặp đối thủ cạnh tranh Trung Quốc cùng nhà sản xuất thiết bị gia đình của Vestel ở Thổ Nhĩ Kỳ. Công ty này muốn giành thị phần mảng kinh doanh TV vốn là “con ruột” của Toshiba.

Nguyên nhân thiệt hại trên là do khâu gian lận kế toán vào năm 2013 dẫn đến công ty con tuyên bố phá sản.  Sau vụ bê bối tài chính bị “phanh phui” năm 2005, hãng Toshiba quyết tâm tái cơ cấu hoạt động công ty bằng cách bán một phần cổ phần vốn của mình cho doanh nghiệp Trung Quốc.

Nguồn vneconomy

Niềm tin thương hiệu “Made in Japan” gần như  sụp đổ sau vụ việc của hãng Kobel Steel. Mức độ thiệt hại không chỉ phạm vi trong nước mà còn ảnh hưởng đến toàn khu vực trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp.  Kobel Steel đã phải trải qua những năm tháng thâm trầm trong lịch sử mới có thể “xây dựng” tên tuổi như ngày hôm nay.

Nhưng giờ đây, khách hàng trở nên thất vọng khi chủ tập đoàn thừa nhận đã làm giả số liệu an toàn sản phẩm. Trong khi đó, khách hàng sử dụng sản phẩm của Kobe Steel lên tới 200 công ty toàn cầu. Hệ quả, đợt tổng thu hồi các mặt hàng sử dụng sản phẩm của Kobel Steel diễn ra trên toàn thế giới.

Nguồn money

Những vụ bê bối liên tiếp xảy ra khiến người dân trở nên nghi ngại khi mua sản phẩm có dòng chữ “Made in Japan”. Đến nỗi, ngay tại nước Nhật, các doanh nghiệp băn khoăn có nên tiếp tục để nhãn “Made in Japan” làm thương hiệu quảng bá nữa hay không?

Những ảnh hưởng từ sự kiện “chấn động”  trên có làm ảnh hưởng đến niềm yêu thích văn hóa của bạn bè quốc tế?

Dẫu sao, nước Nhật vẫn là quốc gia xinh đẹp và đáng sống nhất trên thế giới, vì vậy một vài con sâu không thể “làm rầu nồi cạnh”  được. Bên cạnh công ty tai tiếng, Nhật Bản vẫn còn đấy những ông chủ chân chính, đang “từng bước” đem giá trị, lợi ích của mình đến với khách hàng.

Hiện nay, các ông chủ tập đoàn lớn cũng đang ra sức thay đổi cơ cấu công ty và gây dựng lại nguồn để với hy vọng giành lại niềm tin trong lòng khách hàng.

Đừng đánh đồng hết tất cả nhé!

Nguồn tham khảo: soha

Anna ( tổng hợp)

Thành viên cũ của AKB quyết định thực hiện Photobook đầu tiên của mình tại Việt Nam trước khi tốt nghiệp

Tự kinh doanh tại Nhật  Những điều có thể bạn đang vi phạm

Okazaki Taro: Tấm gương điển hình của một ông chủ trẻ người Nhật

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: