Nhật Bản có thực sự là quốc gia phân biệt chủng tộc?

Lâu nay, cộng đồng quốc tế vẫn cho rằng, nạn phân biệt chủng tộc tại Nhật Bản vốn dĩ rất khắc nghiệt đến mức vài người nước ngoài đã dành cả sự nghiệp của mình chỉ để chỉ trích tình trạng trên. Tuy nhiên, theo số liệu thực tế của Bộ Tư pháp, số người nước người ngoài đến sinh sống tại Nhật vẫn ngày một tăng cao suốt 20 năm qua kéo theo việc kết hôn quốc tế trở thành vấn đề đáng quan tâm.

Vậy, Nhật Bản có thực sự là quốc gia phân biệt chủng tộc hà khắc như mọi người vẫn nghĩ?

Trong năm 2016, lần đầu tiên Nhật Bản thực hiện một cuộc khảo trên phạm vi toàn quốc về vấn nạn phân biệt chủng tộc. Cuộc khảo sát được dịch ra 13 thứ tiếng trong đó có tiếng Anh, Trung Quốc, Hàn quốc và cả tiếng Việt với hơn 18.500 người ngoại quốc tham gia.

Nguồn zenco

Cuộc khảo sát xoay quanh câu hỏi, bạn đã từng chứng kiến cảnh phân biệt sắc tộc trong đời sống thường nhật hoặc là nạn nhân của vấn đề trên. Bảng câu hỏi cũng đính kèm bảng nguyện vọng và  ý kiến đóng góp từ người ngoại quốc với hy vọng cơ quan chức năng có thể “xoa dịu” tình cảnh trên.

Nhật Bản tự quan niệm mình là quốc gia đồng nhất, không bị lai tạp bởi bất kỳ một chủng tộc nào khác. Vì vậy, sự xuất hiện của bộ phận người nước ngoài di cư đến sinh sống, đã khiến nhiều người Nhật trở nên “cáu gắt” và càng muốn tình trạng người nước ngoài “ngừng lui” tới Nhật. Hơn hết, trong quá khứ Nhật Bản lại có nhiều mối bang giao với các nước khác không thuận lợi và còn nhiều hiểu lầm vẫn còn dư âm đến ngày nay.

Tuy nhiên, các năm trở lại đây, một vài dấu hiệu tích cực cho thấy thái độ về chủng tộc đang dần thay đổi. Ngày càng có nhiều người công nhận rằng, Nhật Bản là một quốc gia đa sắc tộc,  biểu hiện qua việc Chính phủ Nhật công nhận tộc người Ainu là người bản địa trước Liên hợp quốc vào năm 2007.

Cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc

Nguồn newsofotaku

Hơn thế, truyền thông Nhật Bản cũng không gắt gao với các tư tưởng chống đối nước Nhật,  mà còn ban hành quy định để bảo vệ người ngoại quốc nhằm giảm tình trạng phân biệt đối xử. Tòa án Nhật cũng bắt đầu có phán quyết khách quan hơn đối với người ngoại quốc, khi một nhóm người Nhật phản đối đứng bên ngoài ngôi trường Hàn Quốc ở Kyoto nhằm chống đối người Hàn Quốc. Tòa án Nhật buộc nhóm nhỏ phải bồi thường thiệt hại,  vì cho rằng hoạt động trên là một trong hình thức phân biệt dựa theo qui ước của Liên Hiệp Quốc.

Cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc

Nguồn newsofotaku

Trường hợp tương tự trên xảy ra tại Hamamatsu, một tòa án đã ra lệnh cho một cửa hàng đồ trang sức,  phải bồi thường thiệt hại khi từ chối phục vụ cư dân Brazil, dựa trên trích dẫn Công ước Quốc tế về Xoá bỏ mọi Hình thức Phân biệt chủng tộc là tiêu chuẩn pháp lý khi không có luật phân biệt đối xử trong nước.

Cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc

Nguồn newsofotaku

Những ví dụ trên, cho ta thấy được cách nhìn tổng quát giữa các nhóm cộng đồng quốc tế với nhau trên toàn thể các chủng tộc hoặc quốc tịch.

Nhờ vào sự phát triển của giao thông vận tải nên việc di chuyển cũng trở nên dễ dàng,  hơn từ quốc gia này đến quốc gia khác. Vì lẽ trên, nếu một quốc gia có tình trạng sắc tộc phức tạp rất khó có thể “hòa hợp” với cộng đồng thế giới.

Nguồn tham khảo: japantoday

Anna 

Tương lai của thanh toán điện tử sẽ là… khuôn mặt

Xăm mình – Loại nghệ thuật bị kỳ thị ở Nhật Bản

Kỳ thi năng lực tiếng Nhật Nat Test là gì?

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: